Cụ thể, các tỷ phú đến từ Việt Nam gồm có Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương.
Top tỷ phú USD của Việt Nam - thống kê ngày 25/3. Nguồn: Forbes
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup tiếp tục là người giàu nhất tại Việt Nam với khối tài sản theo tính toán của Forbes là 6,3 tỷ USD. Ông Vượng là người giàu thứ 409 trên thế giới. Bên cạnh đó, người phụ duy nhất lọt top 1000 người giàu nhất hành tinh là nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo. Hiện nay, bà đang là người giàu thứ 2 tại Việt Nam và xếp thứ 968 trên thế giới với khối tài sản 3,2 tỷ USD.
Theo sau là tỷ phú thép, ông Trần Đình Long với khối tài sản đạt 3,2 tỷ USD. Ông thuộc top 3 người giàu nhất Việt Nam và xếp thứ 977 trong 1000 người giàu nhất hành tinh. Như vậy, Việt Nam hiện có 3 tỷ phú USD gia nhập nhóm 1.000 người giàu nhất hành tinh.
Bên cạnh đó, ông Hồ Hùng Anh có khối tài sản đạt 2,4 triệu USD xếp thứ 1295 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang hiện sở hữu 1,9 tỷ USD. Còn ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) và gia đình có khối tài sản đạt 1,6 tỷ USD.
Điểm đặc biệt trong danh sách đó là nơi sinh của các tỷ phú Việt Nam. Trên thực tế, có 4/6 tỷ phú được sinh ra ở thủ đô Hà Nội. Cụ thể, ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Hồ Hùng Anh đều sinh ra ở Hà Nội. Tổng tài sản nắm giữ của 4 tỷ phú lên tới 15,1 tỷ USD.
Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long và ông Hồ Hùng Anh đều đang làm việc tại Hà Nội. Còn bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, điểm khá thú vị nữa đó là cái nôi tu dưỡng của một số tỷ phú Việt Nam đều là khu vực Đông Âu. Theo thống kê của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương và ông Hồ Hùng Anh từng có thời gian học tập và lập nghiệp tại Đông Âu trước khi về Việt Nam kinh doanh và trở thành tỷ phú USD.
Cả ông Vượng và bà Thảo đều có thời gian học tại Moscow, Nga. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Vượng đã đến Ukraine để kinh doanh lĩnh vực mì ăn liền vào những năm 1990 trước khi về nước. Còn bà Thảo, sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở về Việt Nam đầu tư vào bất động sản và tài chính ngân hàng.
Ông Hồ Hùng Anh từng học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau một năm học tập, ông đạt kết quả xuất sắc và được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Sau đó, ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử trường Đại học Bách khoa Kiev, Ukraine. Trong thời gian ở Nga, ông Hồ Hùng Anh kinh doanh hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu.
Khác với ông Vượng và bà Thảo, ông Trần Đình Long học tập và lập nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi tốt nghiệp được vài năm, ông đã thành lập và gắn bó với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (tiền thân là Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng) cho đến ngày hôm nay.
https://cafef.vn/noi-nao-sinh-ra-nhieu-ty-phu-nhat-viet-nam-20220325011317034.chnTheo Minh Tiến
Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.5711653152302202-man-teiv-tahn-uhp-yt-ueihn-ar-hnis-oan-ion/nv.zibefac