Khi người dân xua đuổi, khỉ tấn công gây thương tích. Thậm chí có nhiều trường hợp người dân đang cầm thức ăn trên tay cũng bị khỉ tấn công cướp thức ăn. Ngoài ra, một số khỉ vào nhà dân tìm thức ăn bị chủ nhà đánh đuổi thì phục kích trả thù.
Khỉ ở núi Châu Thới được di chuyển đến khu bảo tồn |
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Dương cho hay, cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát các vị trí khỉ thường xuyên xuất hiện. Cơ quan chuyên môn tiến hành vây bắt đàn khỉ bằng cách dẫn dụ thức ăn kết hợp thổi thuốc mê, đặt bẫy. Cũng theo bà Dung, công tác bắt khỉ gặp khó khăn vì chúng là loài linh trưởng tinh khôn, có khả năng nhận biết được người tham gia bắt. Khi thấy lực lượng chức năng, khỉ đầu đàn báo động cho đồng loại lẩn trốn.
Hiện, lực lượng chức năng đã bắt được 20 cá thể khỉ. Khỉ được các vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, vườn quốc gia Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) tiếp nhận.
Được biết, quần thể núi Châu Thới ở Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989. Tại đây có khoảng 50 cá thể khỉ, gồm khỉ đuôi dài (Macaca Fasciculari) và khỉ đuôi lợn (Macaca Leonina).
Theo Hương Chi
Tiền Phong
Xem thêm: nhc.80015934152302202-na-od-pouc-iougn-gnoc-nat-ohp-gnoux-iod-ihk-gnoud-hnib/nv.zibefac