vĐồng tin tức tài chính 365

Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất

2022-03-27 06:28
Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất - Ảnh 1.

F0 đi khai báo y tế ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

So sánh tuần này với tuần trước, số mắc mới giảm 29,5%, số tử vong giảm 15,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 9,8%, số ca nặng, nguy kịch giảm 6,1%.

TP.HCM số mắc mới không cao nhưng số nặng cao nhất

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các địa phương có số F0 đang điều trị cao nhất gồm Hà Nội (244.944), Nghệ An (75.329), TP.HCM (65.049), Tuyên Quang 63.668, Bắc Giang 56.451, Thái Bình 46.265, Phú Thọ 45.813, Thanh Hoá 44.417, Lạng Sơn 36.227, Sơn La 33.965.

TP.HCM hiện đứng thứ 3 trong danh sách số ca đang điều trị, nhưng lại có số ca nặng cao nhất khi đang có 590 F0 chuyển nặng đang điều trị, kế đó là Bến Tre 434, Hà Nội 290, Quảng Ninh 143, Thái Nguyên 137, Tiền Giang 114, Long An 103, Bình Định 92, Cần Thơ 87, Thanh Hóa 80.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho biết hiện cả nước đang điều trị gần 3.300 F0 nặng, giảm khoảng 20% so với cách đây 10 ngày, ngoài ra có xấp xỉ 1 triệu F0 đang điều trị tại nhà.

Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất - Ảnh 2.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Úc có thể viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ em Việt Nam

Bộ Y tế vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về vắc xin phòng COVID-19 cho biết Úc khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ em.

Đợt 1 sẽ có khoảng 9,7 triệu liều gồm 700.000 liều do Pfizer sản xuất và 9 triệu liều do Moderna sản xuất. Số vắc xin này đều có hạn sử dụng dài nhất đến tháng 7-2022, đang sẵn có tại Úc và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4-2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều do Pfizer sản xuất được Chính phủ Úcviện trợ thông qua UNICEF. Úc đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4-2022, sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vắc xin để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt, có thể sử dụng tiêm chủng từ tháng 4 tới.

Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất - Ảnh 3.

Bác sĩ quân y trạm y tế lưu động phường 11, Q.Tân Bình phát túi thuốc và hướng dẫn cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ phối hợp Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động viện trợ vắc xin cho trẻ em từ nguồn COVAX, Chính phủ Mỹ, một số nước và tổ chức quốc tế trên cơ sở tiến độ, khả năng tiêm chủng và tình hình thực tiễn.

Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vắc xin COVID-19 kể trên để thực hiện triển khai tiêm từ đầu tháng 4.

Ngoài số vắc xin này, sẽ đề xuất số lượng vắc xin cần mua thêm nếu cần thiết để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi rà soát, dự báo tình hình tiêm vắc xin của trẻ em và số lượng vắc xin dự kiến được viện trợ.

Trước đó, Chính phủ đã phê duyệt mua 21,9 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi. Phía Mỹ cũng có dự định hỗ trợ và hiện là đề xuất hỗ trợ từ Úc. Về thời gian tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em lứa tuổi này, Bộ Y tế cho biết dự kiến triển khai từ tháng 4 tới.

Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất - Ảnh 4.

Tiêm vắc xin COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người tiêm đủ liều cơ bản vắc xin Pfizer, Moderna có thể tiêm mũi 3 bằng vắc xin AstraZeneca

Bộ Y tế đề nghị người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Đến ngày 26-3, tổng số liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.861.158 liều, trong đó:

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.727.790 liều: mũi 1 là 71.204.501 liều; mũi 2 là 67.985.890 liều; mũi 3 là 1.500.587 liều; mũi bổ sung là 14.807.078 liều; mũi nhắc lại là 32.229.734 liều.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.133.368 liều: mũi 1 là 8.785.986 liều; mũi 2 là 8.347.382 liều.

Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất - Ảnh 5.

Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội

Tối 26-3, Hà Nội thông báo vừa ghi nhận thêm 9.623 ca COVID-19 mới. Đây là ngày có số ca mắc thấp nhất tính từ ngày 25-2. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (984); Đông Anh (931); Hoàng Mai (533); Sóc Sơn (450); Long Biên (442). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 đến nay là 1.251.190 ca.

Tính tới hết ngày 25-3, Hà Nội còn hơn 252.700 ca đang điều trị, theo dõi, giảm 11.500 ca so với hôm 24-3. Theo thống kê, đến hết ngày 25-3, toàn TP Hà Nội chỉ còn hơn 1.742 COVID-19 điều trị tại các bệnh viện - giảm 260 ca so với 24/3; 202 ca tại cơ sở thu dung của quận/huyện/thị xã; số còn lại theo dõi tại nhà. Số còn lại hơn 250.700 ca đang điều trị, theo dõi tại nhà.

Hôm qua Hà Nội chỉ ghi nhận 1 ca COVID-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 đến nay là 1.318 người.

Tin COVID-19 chiều 26-3: Cả nước giảm hơn 5.000 ca mới, Hà Nội, TP.HCM xuống thấp nhất 1 tháng quaTin COVID-19 chiều 26-3: Cả nước giảm hơn 5.000 ca mới, Hà Nội, TP.HCM xuống thấp nhất 1 tháng qua

TTO - Bản tin COVID-19 chiều 26-3 của Bộ Y tế cho biết ca mắc mới cả nước tiếp tục giảm sâu với 103.126 ca (giảm 5.833 ca so với ngày trước đó). Hà Nội và TP.HCM cũng xuống thấp nhất 1 tháng qua. Trong ngày, có 164.553 bệnh nhân khỏi bệnh.

Xem thêm: mth.93443659162302202-tahn-oac-ial-gnan-neyuhc-os-gnuhn-oac-gnohk-yan-naig-ioht-cam-os-mch-pt-3-72-gnas-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin sáng 27-3: TP.HCM số mắc thời gian này không cao nhưng số chuyển nặng lại cao nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools