Kết thúc giao dịch tuần vừa qua, giá dầu Brent được giao dịch lên mức 120,7 USD/thùng và WTI lên 113,9 USD/thùng. Tính cả tuần, dầu Brent tăng hơn 11,5% và WTI tăng 8,8%, đánh dấu một tuần tăng của dầu, cắt đứt chuỗi giảm 2 tuần liên tiếp. Với sự thiếu hụt nguồn cung liên tiếp này, chuyên gia thế giới dự báo giá dầu tuần tới vẫn sẽ tăng.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá dầu thế giới tăng trong tuần qua gây áp lực lên kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tới. Trong kỳ điều hành ngày 1/4 tới, giá xăng có thể sẽ tăng theo xu hướng tăng giá hiện nay trên thế giới.
Giá xăng, dầu sau kỳ điều hành ngày 21/3 là:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 28.330 đồng/lít
- Xăng RON95-III: không cao hơn 29.192 đồng/lít
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 23.633 đồng/lít
- Dầu hỏa: không cao hơn 22.245 đồng/lít
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.423 đồng/kg
Giá xăng dầu trong nước từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng liên tiếp 7 lần với tổng cộng khoảng 6.500 đồng/lít, đặc biệt mới đây đã tăng tới gần 3.000 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 11/3. Tuy vậy, khi giá dầu thế giới có biến động sụt giảm, giá xăng trong nước giảm nhẹ hơn 600 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 21/3.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu trong nước tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào yếu tố diễn biến giá thế giới, cùng đó là cách thức trích lập, chi quỹ bình ổn. Trong thời gian điều hành giá xăng dầu vừa qua, giá xăng dầu thế giới có lúc giảm về gần 100 USD/thùng, nhưng sau đó đã bật tăng trở lại do lo ngại nguồn cung cho thị trường sẽ giảm mạnh khi nguồn xăng dầu, khí đốt từ Nga bị cấm vận, trong khi OPEC chưa quyết định gia tăng sản lượng.
VTV.vn - Khi giá dầu thế giới có biến động sụt giảm, giá xăng trong nước lại chỉ giảm nhẹ hơn 600 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 21/3.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.97031917082302202-ial-ort-gnat-pas-gnax-aig/et-hnik/nv.vtv