vĐồng tin tức tài chính 365

Chương trình bình ổn thị trường: Doanh nghiệp muốn tăng giá

2022-03-28 14:18

Đại diện các công ty San Hà, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân chuyên cung ứng thịt, trứng gia cầm cho biết, lâu nay, các doanh nghiệp (DN) đã rất cố gắng kìm giữ giá đối với nhóm sản phẩm tham gia chương trình  bình ổn thị trường (BOTT). Tuy nhiên, với chi phí đầu vào tăng từ 20 - 30% như hiện nay, nếu tiếp tục giữ nguyên giá, sẽ không có đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường do giá hàng trong chương trình BOTT thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Các DN này đề xuất Sở Tài chính, Sở Công thương TPHCM xét duyệt cho tăng giá hàng BOTT thêm 10% so với hiện nay.

Giá thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển... tăng cao khiến giá thịt gà trong chương trình bình ổn thị trường sẽ phải điều chỉnh tăng trong thời gian tới
Giá thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển... tăng cao khiến giá thịt gà trong chương trình bình ổn thị trường sẽ phải điều chỉnh tăng trong thời gian tới

Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty TNHH San Hà - cho hay từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào  như thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 15 - 20%, các chi phí vận chuyển, logistics cũng tăng cao theo giá xăng dầu. Công ty chưa tăng được doanh thu, lại phải gánh thêm mức tăng của các chi phí đầu vào nên áp lực rất lớn. Bình quân mỗi ngày, San Hà cung ứng cho thị trường 100 tấn thịt gia cầm. Công ty vẫn giữ giá, nhưng với tình hình như hiện nay, công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm khoảng 10%. 

Ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt - cũng cho biết công ty đề xuất tăng giá hàng bình ổn dưới 10% và chờ cuộc họp với các sở, ban, ngành trong tuần tới để chốt mức giá tăng cụ thể. Theo ông, mức tăng giá xăng dầu không ảnh hưởng đến ngành sản xuất trứng gia cầm nhiều bằng việc tăng giá thức ăn chăn nuôi (tăng 20 - 30%). Do các hộ chăn nuôi giảm đàn nên nguồn cung trứng gia cầm đang thiếu hụt khoảng 10 - 20%.

Nguồn cung thức ăn chăn nuôi cũng bị thiếu do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi tăng, khiến hộ chăn nuôi giảm số lượng gà và trứng. Ông cho rằng, cần tăng giá hàng BOTT để không thấp hơn quá nhiều so với giá thị trường, cũng để giúp doanh nghiệp BOTT tiếp tục trụ vững.  Hiện Vĩnh Thành Đạt cung ứng khoảng 700.000 đến 1 triệu quả trứng gia cầm/ngày. Ngoài đề xuất tăng nhẹ giá hàng bình ổn, ông Thiện cũng mong muốn các nhà phân phối giảm mức chiết khấu để giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt hơn, vì mức chiết khấu hiện nay khá cao. 

Theo bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân - chi phí đầu vào tăng từ 20 - 30%, công ty cố gắng giữ giá bán đến hết quý I/2022 và đang chờ Sở Tài chính duyệt giá mới. Công ty đề xuất tăng giá khoảng 5%, thấp hơn so với mức tăng giá nguyên liệu đầu vào. 
Mới đây, trong một cuộc họp về giá cả, thị trường, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương  nhìn nhận giá bao bì, xăng dầu đồng loạt tăng làm gia tăng chi phí đầu vào của DN. UBND TP.HCM vẫn giữ bình ổn giá đối với các nhóm hàng thiết yếu và các DN trong chương trình BOTT cam kết giữ giá đến hết quý I/2022. Tuy nhiên, khi chi phí đầu vào tăng quá cao, cần điều chỉnh giá hàng bình ổn để đảm bảo quyền lợi cho DN để họ yên tâm sản xuất, giữ giá ổn định lâu dài. 

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.5510641a-aig-gnat-noum-peihgn-hnaod-gnourt-iht-no-hnib-hnirt-gnouhc/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Chương trình bình ổn thị trường: Doanh nghiệp muốn tăng giá ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools