vĐồng tin tức tài chính 365

Muốn quay phim tại Việt Nam phải cung cấp kịch bản đầy đủ?

2022-03-30 11:12
Muốn quay phim tại Việt Nam phải cung cấp kịch bản đầy đủ? - Ảnh 1.

Từ trái qua: đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Trần Văn Lâm và Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng thảo luận về dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi) - Ảnh: THÀNH CHUNG

Ngày 29-3, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật điện ảnh (sửa đổi).

"Có vấn đề về an ninh chính trị, quốc phòng, ai chịu trách nhiệm?"

Một trong những vấn đề đại biểu quan tâm là quy định cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết cơ quan này trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội 2 phương án: Phương án 1: Quy định yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam. Phương án 2: Quy định yêu cầu kịch bản đầy đủ.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) tán thành phương án 1 và cho hay việc sửa đổi luật lần này nhằm tháo gỡ khó khăn, "nút thắt" của điện ảnh những năm qua và tạo cơ chế, chính sách cho điện ảnh Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng.

Trong đó, việc thu hút các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam làm phim là rất quan trọng để góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, thúc đẩy điện ảnh phát triển...

Bà Nga cho rằng nếu ngay khâu đầu tiên tiếp cận dịch vụ sản xuất phim, các tổ chức nước ngoài đã vấp phải rào cản là cung cấp kịch bản phim đầy đủ thì sẽ không mặn mà với việc sử dụng dịch vụ.

Bởi, kịch bản phim đầy đủ liên quan vấn đề bản quyền, bí mật ý tưởng sáng tạo nghệ thuật. "Sẽ ra sao nếu như phim chưa ra mắt khán giả mà ý tưởng kịch bản đã bị đánh cắp hay bị sao chép?" - nữ đại biểu nêu, đồng thời đề nghị chỉ cần cung cấp kịch bản tóm tắt và chi tiết phần quay ở Việt Nam là đủ.

Mặt khác, làm phim cũng là quá trình sáng tạo nghệ thuật, một kịch bản chi tiết có sẵn chỉ là khung ban đầu, tùy vào thực tế quá trình làm phim, đạo diễn có thể thay đổi, thêm bớt. Do đó, việc thẩm định kịch bản chi tiết theo bà Nga là "không có nhiều ý nghĩa".

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cũng đánh giá chúng ta đang mong muốn thu hút các nhà làm phim tới Việt Nam, sử dụng các bối cảnh ở Việt Nam để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới nhưng các quy định lại quá chặt chẽ.

Do đó, ông cho rằng quan trọng là người làm phim chỉ cần không vi phạm điều cấm thì được sử dụng các cảnh quay ở Việt Nam, còn không cần thiết quy định những điều khác.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định mong muốn có được kịch bản toàn diện như phương án của cơ quan soạn thảo, vì tham khảo nền điện ảnh Trung Quốc, Thái Lan thấy họ đều bắt buộc được cung cấp kịch bản hoàn chỉnh.

Ông dẫn chứng gần đây bộ phim Đồng cảm do người Mỹ sản xuất, khi quay ở Việt Nam thì bối cảnh hoàn toàn phù hợp, nhưng khi chuyển sang quay ở Mỹ thì có nội dung không đúng và Việt Nam không cho phép lưu hành bộ phim này ở nước ta.

Ông nhấn mạnh nếu chúng ta không nắm kịch bản tổng thể mà chỉ nắm phân khúc ở Việt Nam thì sau này liên quan vấn đề an ninh chính trị, quốc phòng, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh: "nút thắt" chưa gỡ

Đối với vấn đề quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho hay với thực tiễn không khả thi trong suốt 16 năm, ông nhất trí với phương án không quy định về quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh với tư cách là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bổ sung quy định để tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các quỹ tư nhân về phát triển công nghiệp điện ảnh.

Đồng quan điểm đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phân tích: Luật điện ảnh 2006 đã quy định về quỹ hỗ trợ điện ảnh nhưng đến nay qua 16 năm, quỹ chưa được thành lập do chưa xác định được nguồn thu.

Bà cho rằng dự thảo luật sửa đổi lần này "nút thắt" đó vẫn chưa được tháo gỡ, nên không thể tiếp tục quy định về quỹ, nhất là vẫn rất chung chung, mơ hồ như trong dự thảo và như vậy lại tiếp tục không thực hiện được.

Về những khó khăn của việc lập quỹ, ông Hùng thừa nhận nếu chỉ nhìn vào hiện tại có phần lỗi của bộ trong tham mưu cho Chính phủ để tháo gỡ.

Việc giữ quỹ, ông nói không phải mong muốn có đặc quyền, đặc lợi gì mà chỉ để đầu tư cho điện ảnh và đã nhìn thấy một số khoản thu như nhượng quyền thương hiệu phim, các sản phẩm đi theo phát hành phim... Ông nhấn mạnh thêm nếu có quỹ, chúng ta sẽ không phụ thuộc vào một số quỹ nước ngoài.

Sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục được giao chủ trì việc tiếp thu, gửi xin ý kiến các cơ quan. Theo dự kiến, Luật điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3, khai mạc tháng 5-2022.

Hậu kiểm: 3 bộ phối hợp

Về phổ biến phim trên không gian mạng, một số đại biểu cho rằng cần đánh giá kỹ hơn tác động và bổ sung thêm cơ chế xử lý sau hậu kiểm để Quốc hội xem xét, quyết định; bổ sung thêm nhiều thông tin trong báo cáo đánh giá tác động.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị xem xét bổ sung quy định phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng; kết hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, các đại biểu đều đồng ý phải hậu kiểm nhưng nếu chỉ có Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch thì chưa đủ công cụ, phải phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông để làm.

Tự phân loại phim, hậu kiểm đối với phim phổ biến trên không gian mạngTự phân loại phim, hậu kiểm đối với phim phổ biến trên không gian mạng

TTO - Cơ sở phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện tự phân loại phim trước khi phổ biến, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền phân loại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả tự phân loại phim - ông Nguyễn Đắc Vinh nêu ý kiến.

Xem thêm: mth.290100103302202-ud-yad-nab-hcik-pac-gnuc-iahp-man-teiv-iat-mihp-yauq-noum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Muốn quay phim tại Việt Nam phải cung cấp kịch bản đầy đủ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools