Từ trường này tồn tại từ lâu, nhưng vẫn còn quá mờ nhạt để con người có thể phát hiện ra, Hãng tin Sputnik cho biết.
Các nhà thiên văn học từ lâu đã quan sát thấy các nhóm thiên hà cùng nhau di chuyển trong vũ trụ. Liên kết giữa các nhóm thiên hà này là các sợi plasma dài. Đó là một loại khí loãng chứa đầy các hạt bị ion hóa.
Những sợi plasma này quan sát được lần đầu tiên vào năm 2021 bằng thiết bị MUSE - một máy quang phổ 3D được lắp đặt trên kính thiên văn rất lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile.
Tuy nhiên, những gì các nhà khoa học lúc đó tìm thấy là bằng chứng về một mạng từ trường yếu. Chúng được tạo ra từ những sợi plasma bị ion hóa.
Ion hóa có nghĩa là các nguyên tử đã lấy thêm một electron từ một nguyên tử khác, hoặc mất một electron cho một nguyên tử khác.
Khi các electron đó di chuyển, chúng tạo ra một dòng điện dọc theo dây dẫn và các trường điện từ chung của dòng điện. Những ion đó cũng có thể phát ra bức xạ điện từ ở dạng sóng ánh sáng, với những ví dụ nổi tiếng là đèn neon và cực quang.
Khi tìm kiếm từ trường cách xa hàng tỉ năm ánh sáng, hiện tại các nhà khoa học dùng cách tìm kiếm sóng vô tuyến mà chúng phát ra - một loại bức xạ điện từ giống như ánh sáng nhìn thấy được.
Tuy nhiên, một vấn đề khác nảy sinh khi có rất nhiều thứ phát ra tín hiệu vô tuyến trong vũ trụ và hầu hết chúng đều to hơn và gần Trái đất hơn những sợi plasma này.
May mắn thay, các nhà khoa học chỉ cần ánh sáng vô tuyến phân cực, thứ mà họ dễ dàng nhìn thấy và loại bỏ các loại phát xạ vô tuyến khác.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ một bộ sưu tập bao quát các bản đồ vô tuyến toàn bầu trời, xếp chúng lên nhau và so sánh chúng, để tìm kiếm bằng chứng về các tín hiệu vô tuyến phân cực mà họ nghi ngờ có thể xuất hiện ở đó. Và tín hiệu của những sợi plasma đã ở đó thật.
TTO - Từ trường của Trái đất đang thay đổi nhanh đến mức khiến các nhà khoa học phải cập nhật lại bản đồ từ trường, vốn là cơ sở cho hệ thống định vị toàn cầu.
Xem thêm: mth.67442102282203202-urt-uv-gnam-gnourt-ut-ar-neih-tahp-neit-uad-nal/nv.ertiout