vĐồng tin tức tài chính 365

Ồ ạt trồng sầu riêng bất chấp khuyến cáo: Luẩn quẩn trồng chặt - trồng chặt

2023-03-02 09:15
Anh Trần Đăng Khoa (xã Tân Lập, Tân Thạnh, Long An) chuẩn bị thu hoạch 1ha vườn sầu riêng, khu đấttrước đây trồng lúa nhưng mới được chuyển sang trồng sầu riêng trong mấy năm gần đây - Ảnh: M.TRƯỜNG

Anh Trần Đăng Khoa (xã Tân Lập, Tân Thạnh, Long An) chuẩn bị thu hoạch 1ha vườn sầu riêng, khu đấttrước đây trồng lúa nhưng mới được chuyển sang trồng sầu riêng trong mấy năm gần đây - Ảnh: M.TRƯỜNG

Sau khi ký nghị định thư vào tháng 9 với Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng hơn 130% so với năm 2021, đạt hơn 420 triệu USD. Dự báo năm 2023, xuất khẩu sầu riêng có thể chạm mốc 1 tỉ USD.

Nhưng chỉ hơn hai tháng sau, Bộ NN&PTNT đã có chỉ thị về phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo, trong đó cảnh báo việc phá lúa, hồ tiêu, cà phê... sang trồng hai loại cây trên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là cung vượt cầu.

Gần ba tháng sau, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) lại nhắc các sở NN&PTNT các tỉnh phía Nam chỉ đạo về phát triển sầu riêng. Trong đó tiếp tục cảnh báo cây sầu riêng đang phát triển nóng tại ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, kể cả trên đất và vùng sinh thái không phù hợp, trồng hồ tiêu xen sầu riêng; bỏ lúa trồng sầu riêng...

Thậm chí sầu riêng còn được trồng trên vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới.

Đúng là Bộ NN&PTNT có "định hướng", cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 - 950.000 tấn vào năm 2030. Tuy nhiên, đến nay đã trồng khoảng... 110.000ha, vượt khoảng 35.000ha. Ấy thế mà cơn sốt trồng sầu riêng vẫn chưa có dấu hiệu ngưng lại với hy vọng làm giàu.

Hàng chục ngàn ha sầu riêng đang được trồng vội vã hôm nay sẽ cho thu hoạch ổn định vào 6 - 7 năm tới là khoảng thời gian quá xa để có thể đoán trước thị trường sẽ ra sao. Nếu chỉ nhìn vào giá hôm nay để đầu tư và hái quả sau 6 - 7 năm tới là quá phiêu lưu. Nhưng dù có cảnh báo, khuyến cáo, cây sầu riêng vẫn ồ ạt mọc lên.

Khi cây sầu riêng mọc lên, cũng là lúc người trồng cam sành ngấm bài học chạy đua trồng vài năm trước khi giá bán tại vườn chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg. Đâu chỉ cam sành, bài học phát triển ồ ạt cao su những năm 2008 - 2012, hồ tiêu trong giai đoạn 2010 - 2017 nay nhiều hộ nông dân vẫn chưa khắc phục được.

Câu hỏi đặt ra là trong hơn 10 năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thuốc đặc trị cho luẩn quẩn trồng chặt, trồng chặt...!?

Cơ quan chức năng ngoài việc khuyến cáo không thể làm được gì khác để phá vỡ vòng luẩn quẩn này?

Trong khi đó, rủi ro cho người trồng ngày càng tăng lên. Ta trồng nước bạn cũng trồng. Và đâu chỉ người Việt mới thấy cơ hội từ giá sầu riêng cao từ sức hút của thị trường Trung Quốc.

Sau khi cho nhập khẩu sầu riêng Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc cũng cho sầu riêng Philippines xuất sang nước này. Và nông dân Đông Nam Á sẽ bước vào cuộc chạy đua trồng sầu riêng để tranh giành một thị trường xuất khẩu gần như là duy nhất: Trung Quốc.

Nhìn tương lai, cạnh tranh thật là khốc liệt. Tiếc rằng những khuyến cáo, cảnh báo chưa đủ để thuyết phục người sản xuất. Vẫn chưa có hiệp hội, vẫn mạnh ai nấy làm, vẫn đất tôi tôi trồng, vẫn nghe giá bỏ giống, vẫn trồng và tiêu thụ chẳng hợp đồng, không bao tiêu...

Trong khi đó, các nước xung quanh đã tìm hướng đi cho khác bởi họ "quán triệt" thị trường Trung Quốc giờ cũng khó tính ngang Mỹ, Nhật, không còn tiêu thụ bằng mọi giá. Như Thái Lan đã nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu (chất khô tối thiểu phải đạt 35%, thay vì 32% như năm ngoái). Thái Lan cũng thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng bằng đường bộ, đường sắt quá cảnh qua Lào để rút ngắn thời gian, gia tăng chất lượng nhằm cạnh tranh với sầu riêng Việt Nam và các nước khác.

Liệu ngành xuất khẩu sầu riêng ồ ạt phát triển diện tích trong thời gian ngắn có thể duy trì được chất lượng, chưa nói đến nâng chất lượng sầu riêng xuất khẩu!? Khó. Sự vội vàng trong trồng trọt, sai sót về chất lượng hay không đảm bảo quy trình có nguy cơ dẫn đến sụp đổ cả một ngành xuất khẩu khi phụ thuộc vào một thị trường.

Tìm giải pháp nào đó để không lặp lại vòng luẩn quẩn là một thách thức cho cơ quan quản lý chứ không thể khuyến cáo là xong.

Thêm 163 vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp mãThêm 163 vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp mã

Thêm 163 mã số vùng trồng và 67 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Đến nay, Việt Nam có khoảng 12.000ha sầu riêng được xuất chính ngạch sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Xem thêm: mth.8862447020303202-tahc-gnort-tahc-gnort-nauq-naul-oac-neyuhk-pahc-tab-gneir-uas-gnort-ta-o/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ồ ạt trồng sầu riêng bất chấp khuyến cáo: Luẩn quẩn trồng chặt - trồng chặt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools