vĐồng tin tức tài chính 365

Làn sóng hạ lãi suất: Nhiều dư địa để giảm sâu?

2023-03-03 06:28

Thận trọng cấp room tín dụng 2023

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15% trong năm nay tương đương mức tăng đương năm 2022. Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đợt 1 cho một số ngân hàng, trong đó phần lớn thấp hơn từ 0,2 - 6% so với chỉ tiêu được giao đầu năm ngoái. Phổ biến trong khoảng từ 9-10% và sẽ điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế. Được cấp room tín dụng, các ngân hàng chủ động hơn trong huy động và rộng cửa cho vay hơn.

Từ hạn mức tăng trưởng tín dụng đợt 1 cấp cho các ngân hàng thương mại, có thể thấy rõ sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước, không để nguồn cung vốn ra thị trường một cách ồ ạt ra thị trường. Bởi Ngân hàng Nhà nước vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ cho mục tiêu dài hạn là tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện chức năng đảm bảo giá trị tiền đồng trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn đang ở mức cao và đồng USD đang có xu hướng tăng giá trở lại.

Như tại Ngân hàng ACB vừa được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng đợt 1, mức tăng gần xấp xỉ năm ngoái là 10%. Trong bối cảnh sức hấp thụ tín dụng 2 tháng đầu năm nay khá chậm, chỉ tương đương so với cùng kỳ năm trước. Hạn mức mới được đánh giá là phù hợp vào thời điểm này

"Được phân bổ hạn mức tín dụng đầu năm, chúng tôi đã chủ động sắp xếp các nguồn vốn tín dụng để thực hiện các gói cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Tôi nghĩ rằng với việc đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng kịp thời như vậy thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng trong thời gian tới", ông Từ Tiến Phát - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho biết.

Làn sóng hạ lãi suất: Nhiều dư địa để giảm sâu? - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đợt 1 cho một số ngân hàng được đánh giá là thận trọng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát

Còn theo ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, việc cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng đợt 1 sẽ dễ dàng hơn cho các ngân hàng thương mại trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh của mình và triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. 

"Còn dĩ nhiên theo diễn biến của năm thì có thể các ngân hàng vẫn có nhu cầu gia tăng tiếp, nhưng với room hiện nay thì tôi nghĩ giúp ích rất nhiều cho các ngân hàng trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh", ông Tùng nhận định.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng đợt 1 cấp cho các ngân hàng phổ biến trong khoảng 9-10%. Đây là mức thấp trong 4 năm gần đây. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá, mức tăng trưởng tín dụng này là phù hợp với khả năng thẩm thấu của thị trường hiện nay, trên nền lãi suất cho vay dù đã hạ nhưng vẫn cao hơn đáng kể thời điểm này năm trước.

"Nhu cầu tín dụng của đầu năm nay chậm lại. Nên mặc dù room đấy thấp hơn nhưng không gian còn để các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay từ nay đến quý II tôi nghĩ vẫn còn đủ", ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Phân tích - Công ty Chứng khoán Maybank Investment Bank đánh giá.

Nhiều công ty chứng khoán dự báo, tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành chỉ khoảng 13% trong năm nay, thấp hơn mức tăng 14,5% của năm ngoái. Tình trạng cạn room tín dụng cũng ít có khả năng xảy ra. Về phía Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Nhiều dư địa để giảm sâu lãi suất?

Khi van tín dụng đã được xả, tiếp cận vốn không còn là vấn đề, thì mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp, của người đi vay lúc này, là lãi suất. 

Lãi suất quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp gặp khó trong triển khai mở rộng sản xuất, kinh doanh. Do đó, bên cạnh việc thận trọng, bơm tiền có kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước thì hạ dần lãi suất, tạo tiền đề cho tăng trưởng mà không gây áp lực lên lạm phát, ổn định tỷ giá cũng là ưu tiên của ngành ngân hàng. 

Dự kiến các ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6-12 tháng với mức giảm 0,2-0,5%/năm. Thời hạn để triển ngay là ngay thứ 2 tuần tới. Động thái này giống như điểm khởi đầu của một làn sóng hạ lãi suất mới từ huy động tới cho vay trên diện rộng.

Làn sóng hạ lãi suất: Nhiều dư địa để giảm sâu? - Ảnh 2.

Đáng chú ý, không chờ đến mốc giảm lãi suất từ thứ 2 tuần sau, ngân hàng OCB hiện đã hạ 0,5% lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn từ 6-12 tháng. Và nhận định, dư địa giảm lãi suất thêm 1-2% là vẫn còn.

"Dự kiến trong vài tuần tới chúng tôi sẽ có 1 đợt giảm lãi suất tiếp theo. Mục tiêu cao nhất của đợt hạ lãi suất này là nhanh chóng hạ lãi suất cho vay dành cho khách hàng", ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB cho biết.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm ước đạt 0,37%, khá khiêm tốn so với mức tăng 3,54% cùng kỳ năm trước. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp tại vùng lãi suất cao là khá hạn chế. 

"Nhu cầu vay vốn yếu hơn năm ngoái, ngân hàng cũng tương đối khó trong việc tăng thêm dư nợ tín dụng. Nó làm cho lãi suất huy động cũng sẽ giữ ổn định hoặc giảm và các ngân hàng phải đưa ra chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng, để khuyến khích khách hàng nhận nợ và vay", ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank cho biết.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh nhận định xu hướng chung là lãi suất sẽ tiếp tục giảm để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đây là những chuyển biến tích cực và nó gắn với hành động cụ thể của ngân hàng thương mại.

Hiện lãi suất huy động trung dài hạn của các ngân hàng, với kỳ hạn 6 tháng quanh mức  8,2-8,8%/năm. Kỳ hạn 12 tháng khoảng 9-9,4%/năm. Mức huy động đã giảm bình quân 1% so với giai đoạn cao điểm năm 2022. Trong khi lãi suất cho vay ra đã giảm 1,5 - 2%/năm.

"Theo chúng tôi đánh giá, an toàn khỏe mạnh cho nền kinh tế thì lãi suất cho vay đâu đó chỉ nên ở khoảng 9-10%, mà như thế thì lãi suất huy động phải giảm xuống 7%. Chúng tôi vẫn cho rằng cái biến số quan trọng với lãi suất vẫn là lạm phát", ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Phân tích - Công ty Chứng khoán Maybank Investment Bank đánh giá.

Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, xu thế tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn giảm bớt chứ chưa dừng lại. Do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng khó có thể quá cao và dư địa giảm lãi suất trong ngắn hạn là có, nhưng vẫn khá thận trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.35821123030303202-uas-maig-ed-aid-ud-ueihn-taus-ial-ah-gnos-nal/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làn sóng hạ lãi suất: Nhiều dư địa để giảm sâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools