Ngày 3-3, Đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại Sở Y tế TP.HCM, trong đó có vấn đề tiêm, sử dụng vắc xin COVID-19.
"Từ ngày 8-3-2021 đến ngày 26-2-2023, qua 149 đợt phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế cho TP.HCM (trong tổng số 186 đợt phân bổ cho toàn quốc), TP.HCM đã nhận 22,49 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó đã sử dụng 22,15 triệu liều, còn hạn dùng 81.822 liều và 257.549 liều đã hết hạn dùng", lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đã báo cáo với đoàn giám sát.
Loại vắc xin | Số vắc xin được phân bổ | Số vắc xin tiếp nhận | Số sử dụng | Số tồn | Ghi chú | |
Còn hạn | Hết hạn sử dụng | |||||
AstraZeneca | 9.356.030 | 9.055.630 | 9.002.542 | 49.360 | 3.728 |
|
Pfizer người lớn | 7.991.166 | 7.991.166 | 7.743.342 | 0 | 247.824 |
|
Pfizer trẻ em | 409.100 | 405.900 | 398.900 | 7.000
| 0 |
|
Moderna | 1.532.584 | 1.532.584 | 1.526.592 | 0 | 5.992 |
|
Vero Cell | 3.507.190 | 3.507.190 | 3.484.863 | 22.322 | 5 | Hủy 5 liều do bể vỡ |
Tổng | 22.796.070 | 22.492.470 | 22.156.239 | 81.882 | 257.549 |
|
Số lượng vắc xin COVID-19 được phân bổ cho TP.HCM và số vắc xin TP đã sử dụng - Nguồn: Sở Y tế TP.HCM
Từ khi tiếp nhận vắc xin do Bộ Y tế phân bổ, TP đã tập trung chỉ đạo tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin với phương châm các địa phương giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức tiêm trên địa bàn.
Nguồn vắc xin COVID-19 TP.HCM được Bộ Y tế phân bổ giúp bao phủ tiêm chủng cho cộng đồng, được ưu tiên cung ứng vắc xin sớm và kịp thời, góp phần giúp khống chế dịch COVID-19.
Tuy nhiên, việc cung ứng vắc xin vẫn còn gián đoạn ở một số thời điểm như giai đoạn đầu dịch, thiếu vắc xin Moderna tiêm trả mũi 2 cho đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và từ đầu tháng 12-2022 đến nay chưa có vắc xin tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, một số đợt Bộ Y tế phân bổ số vắc xin cao hơn so với nhu cầu tiêm thực tế của địa phương, trong khi hạn sử dụng ngắn đặc biệt đối với các vắc xin rã đông, do đó dẫn đến tình trạng chung trên cả nước là không sử dụng kịp phải hủy bỏ vắc xin.
Cũng theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra, các đơn vị tích cực trong phòng, chống dịch đang phải thực hiện kiểm điểm, thậm chí là làm việc với cơ quan điều tra.
Việc này làm cho nhân viên y tế giảm niềm tin, nhiệt huyết, động lực và sẽ rất khó để huy động tham gia phòng, chống dịch trong tương lai (nếu có) hoặc dè dặt khi mua sắm phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh hiện nay.
Sở Y tế kiến nghị với đoàn giám sát, cần hoàn thiện chính sách, khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế nhằm mua được hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý (thay cho mục tiêu mua được hàng hóa giá rẻ nhất), đặc biệt có quy định, hướng dẫn cụ thể trong trường hợp phòng, chống dịch…
Trước nguy cơ cao biến thể XBB.1.5 xâm nhập, ngành y tế TP.HCM đã lên sẵn kịch bản phòng chống dịch COVID-19 như: diễn tập kích hoạt bệnh viện dã chiến, tiêm vắc xin xuyên Tết…
Xem thêm: mth.25522142130303202-gnud-nah-teh-91-divoc-nix-cav-ueil-000-052-noh-oc-gnad-mch-pt/nv.ertiout