Có địa phương thi cả ba môn, hoặc bốn môn; một số nơi lại xét tuyển. Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải thích về vấn đề này, đảm bảo công bằng trong thi tuyển.
Tổ chức thi hay xét tuyển vào lớp 10 là quyền tự chủ của các địa phương
Trả lời, ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay bộ đã ban hành thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT.
Việc tổ chức thi hay xét tuyển, hay kết hợp cả hai, được giao quyền tự chủ cho các địa phương thực hiện, cho phù hợp với tình hình của địa phương. Qua đó, các sở giáo dục và đào tạo sẽ tham mưu trình UBND tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch, quyết định môn thi, hình thức thi, hệ số bài thi, điểm cộng…
Hà Nội chốt thi 3 môn tuyển sinh lớp 10, ngoại ngữ được chọn 1 trong 5 thứ tiếng
Hơn 14.000 học sinh thi vào lớp 10 hơn 1 tháng mới biết điểm, Quảng Ninh nói gì?
TP.HCM: Có 1 thí sinh F0 vẫn dự thi tuyển sinh vào lớp 10
Theo ông Sơn, thi tuyển hay xét tuyển thì vẫn phải đảm bảo sự công bằng, tin cậy, sau đó mới là áp lực. Nếu tổ chức thì áp lực dồn vào thời gian ôn thi và thi. Còn nếu dựa vào xét tuyển trên học bạ, áp lực sẽ rải ra các năm học.
Đối với việc các địa phương khi chọn hình thức thi tuyển, yêu cầu thi 3 môn hay 4 môn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng việc này không liên quan đến nhau. Bởi phương thức tuyển sinh này chỉ thực hiện trong một địa phương.
“Trong địa phương các thí sinh cùng thi vào một trường thì lúc đó chúng ta quan tâm đến độ tin cậy, công bằng. Giữa 3 môn hay 4 môn cũng không ảnh hưởng nhiều đến tin cậy, công bằng" - ông Sơn nêu quan điểm.
Nhân đôi hệ số điểm toán - văn có còn phù hợp?
Về ý kiến nhân đôi hệ số với điểm văn - toán không còn phù hợp, theo ông Sơn, chương trình giáo dục phổ thông chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa coi nhẹ các môn văn hóa, đặc biệt các môn quan trọng như toán và văn. Bộ đã quy định, với chương trình phổ thông mới thì không còn tính điểm trung bình, không còn hệ số môn học để ghi vào học bạ.
Ông Sơn cho rằng việc tổ chức thi vào lớp 10 các trường phổ thông, địa phương phải nghiên cứu kỹ tình hình, yêu cầu của các trường. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu môn toán và văn hệ số hai, còn với môn ngoại ngữ thì không phải học sinh nào cũng có điều kiện học ngoại ngữ như nhau.
"Việc chọn nhân đôi hai môn toán, văn cũng có căn cứ. Đó có thể xem như yêu cầu đầu vào, vì trong quá trình học phổ thông, có thể hai môn này yêu cầu kiến thức nền tảng quan trọng hơn nên phải học tốt hơn. Địa phương có thể cân nhắc việc này, đặc biệt đối với các trường chuyên" - ông Sơn nói.
Ngày 22-2, UBND TP Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo về phương án thi ba môn tuyển sinh lớp 10.
Xem thêm: mth.9563358130303202-poh-uhp-noc-oc-nav-naot-meid-os-eh-iod-nahn-01-pol-hnis-neyut/nv.ertiout