Giao dịch không tiền mặt đang trên đà phát triển
Thống kê của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không tiền mặt đã tăng 85,6% về số lượng; thanh toán qua kênh điện thoại di động cũng tăng 116,1% về số lượng và 31,39% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo thống kê Hành vi thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của Tổ chức VISA (Visa consumer payment attitudes study 2022) cũng chỉ ra rằng 64% người Việt tham gia khảo sát cho rằng họ có thể không sử dụng tiền mặt trong một tuần hoặc lâu hơn.
Cũng theo báo cáo, cứ 5 người Việt Nam thì có hơn 4 người (83%) dự định sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thường xuyên hơn. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của phương thức thanh toán không tiền mặt tại nước ta hiện nay.
Việc "bắt tay" giữa các doanh nghiệp công nghệ được cho là một trong những giải pháp để xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ mở, phạm vi rộng, với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng thường xuyên. Đây cũng chính là điều mà Grab Việt Nam và ví điện tử ZaloPay đang hướng tới.
Tháng 1-2023 vừa qua, 2 doanh nghiệp công nghệ đã chính thức công bố hợp tác triển khai phương thức thanh toán mới bằng ZaloPay trên ứng dụng Grab.
Theo đó, người dùng Grab có thể lựa chọn ví điện tử ZaloPay để thanh toán các dịch vụ: đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online và giao hàng, bên cạnh những hình thức thanh toán hiện có như ví Moca trên ứng dụng Grab, bằng các thẻ ngân hàng đã liên kết hoặc tiền mặt.
Sự hợp tác giữa hai "ông lớn" này cho phép họ tận dụng kinh nghiệm, sức mạnh công nghệ, sự am hiểu thị trường, am hiểu người dùng của nhau, cũng như tạo điều kiện để họ khai phá những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng dịch vụ của mình.
Người dùng Grab đã có thêm phương thức để thanh toán các loại dịch vụ
Có mặt tại Việt Nam vào năm 2014, khởi nguồn là một ứng dụng chuyên gọi xe công nghệ, Grab giờ đây đã phát triển thành một hệ sinh thái toàn diện, đa dạng tiện ích từ di chuyển, giao hàng, gọi đồ ăn, đi chợ online đến các dịch vụ tài chính...
Nói cách khác, chỉ cần thao tác trên Grab, người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ đáp ứng hầu hết nhu cầu thường ngày của mình.
Trong khi đó, bảy năm qua, ZaloPay đã từng bước trở thành ví điện tử hàng đầu ở thị trường Việt Nam.
Bên cạnh việc tạo lập lượng người dùng của riêng mình, ZaloPay đã có bước đi chưa từng có tiền lệ trong ngành ví điện tử - là tích hợp vào ứng dụng chat Zalo, thành công đưa ZaloPay đến với 100 triệu người dùng Zalo một cách nhanh nhất.
Đồng thời, ví điện tử này cũng từng bước tiếp cận với các doanh nghiệp - đặc biệt là hộ kinh doanh vừa và nhỏ - để giới thiệu những lợi ích của mô hình thanh toán không tiền mặt, mang đến các giải pháp để họ có thể ứng dụng và vận hành thanh toán không tiền mặt dễ dàng hơn.
Nhờ đó, ZaloPay đã giải quyết tối đa những rào cản cả về phía người dùng lẫn doanh nghiệp để bất cứ ai cũng đều dễ dàng tiếp cận được phương thức thanh toán 4.0 này.
Chia sẻ tại buổi thảo luận "Hợp tác nâng tầm thanh toán không dùng tiền mặt" cuối tháng 2 vừa qua, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - phó giám đốc điều hành Grab Việt Nam - cho biết, ngày càng nhiều người dùng Grab lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt kể từ đại dịch.
Tuy nhiên, hình thức thanh toán tiện lợi này vẫn còn nhiều cơ hội để tăng trưởng. Grab luôn tích cực đầu tư vào các giải pháp bao gồm cả tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác phù hợp, có cùng tầm nhìn và định hướng kinh doanh - như với ZaloPay để đẩy mạnh hơn nữa giao dịch không dùng tiền mặt trên nền tảng.
Động thái này cũng có thể xem là nỗ lực của cả 2 doanh nghiệp góp phần thiết thực vào việc xây dựng cộng đồng không tiền mặt ngày một rộng lớn hơn.
Từ ngày 20 đến 26-1 (nhằm 29 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), Grab sẽ thu phụ phí Tết với nhiều loại dịch vụ, trong đó GrabBike 5.000 đồng/chuyến, cao nhất 15.000 đồng/chuyến xe GrabCar.