vĐồng tin tức tài chính 365

Cẩn trọng khi mua nhượng quyền thương hiệu trên thị trường F&B?

2023-03-05 12:37

Nhắc đến F&B tại Việt Nam sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nhượng quyền thương mại. Là một trong những "cánh tay" đưa ẩm thực và ngành kinh doanh ẩm thực Việt Nam vươn xa ra toàn thế giới, nhượng quyền F&B đang là một lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam, không chỉ với các thương hiệu quốc tế mà với cả thương hiệu nội địa, mô hình đơn giản như đồ ăn hè phố hay bán đồ ăn vặt.

Là nhân viên văn phòng, để gia tăng thu nhập và thoả đam mê với đồ ăn, Tuấn Anh quyết định khởi nghiệp với cửa hàng đồ ăn vặt. Tuy nhiên thay vì tự chọn mô hình và xây dựng theo ý tưởng của riêng mình, anh chọn cách mua nhượng quyền thương hiệu.

Anh Tuấn Anh - chủ Cơ sở nhượng quyền Siêu thị Bánh tráng Tana chia sẻ: "Tôi thấy những mô hình nhượng quyền này phù hợp hơn cho người mới như mình khi đỡ phải nghiên cứu mang nhiều rủi ro. Mất 6 - 8 tháng tôi đã thu hồi được vốn".

Cẩn trọng khi mua nhượng quyền thương hiệu trên thị trường F&B? - Ảnh 1.

Phần lớn khách hàng mua nhượng quyền là những người đầu tư trẻ, chuộng mô hình tinh gọn, chi phí bỏ ra không quá lớn.

Mỗi cửa hàng nhượng quyền bán đồ ăn ặt chi phí đầu tư vào khoảng 250 triệu đồng bao gồm phí nhượng quyền (thương hiệu, setup mô hình, đào tạo) chiếm 10%, quản lý vận hành 20%, còn lại là chi phí đầu tư trang thiết bị, bàn ghế… nguyên liệu đầu vào và thời gian thi công là 20 ngày.

Theo chia sẻ của bên bán nhượng quyền thương hiệu, phần lớn khách hàng mua nhượng quyền là những người đầu tư trẻ, chuộng mô hình tinh gọn, chi phí bỏ ra không quá lớn. Ngoài ra, sản phẩ được kiểm soát chất lượng nguyên liệu và khi đưa ra thị trường.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực đồ ăn cũng chiếm hơn 50% các vụ việc nhượng quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần thận trọng trước khi đưa ra quyết định mua nhượng quyền.

"Phải xem thử là mô hình kinh doanh đó đã chuẩn chỉ về pháp lý hay chưa, xem thử thương hiệu có làm ăn tốt hay không. Trước tiên về mặt thời gian tức là phải có khoảng thời gian làm tương đối dài, thường 1 năm trở lên liên tục có lượng khách thì đấy mới là mô hình thành công", anh Hoàng Tùng - chuyên gia F&B, Sáng lập Chuỗi PizzaHome cho hay.

Doanh thu ngành F&B tại Việt Nam năm 2023 dự kiến tăng trưởng 18%, đạt hơn 700.000 tỷ đồng, vì vậy đây sẽ là một thị trường rất sôi động trong năm nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người mua nhượng quyền cần tránh tâm lý FOMO, tức sợ bỏ lỡ cơ hội tốt theo hiệu ứng đám đông, bỏ tiền vào những mô hình nhượng quyền ảo cam kết hoàn vốn sau 10 ngày, 1 tháng được quảng cáo rầm rộ mà chưa biết thực hư vận hành của cửa hàng để tránh tiền mất tật mang.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.48962720150303202-bf-gnourt-iht-nert-ueih-gnouht-neyuq-gnouhn-aum-ihk-gnort-nac/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cẩn trọng khi mua nhượng quyền thương hiệu trên thị trường F&B?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools