Theo NDTV, nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì là ăn quá nhiều và vận động quá ít. Lượng calo bạn tiêu thụ trong một ngày cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì của bạn.
Theo National Health Service, trung bình một người đàn ông hoạt động thể chất cần khoảng 2.500 (và phụ nữ cần 2000) calo mỗi ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Để tránh béo phì, lượng calo này nên tiêu thụ từ thực phẩm lành mạnh, tự nhiên và tự làm.
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt có thể khiến bạn béo phì. Ảnh: Pexels |
Bánh mì kẹp thịt, pizza, khoai tây chiên, mì ống đều là những thực phẩm giàu carb và calo cao có thể gây béo phì.
Sau đây là các yếu tố lối sống khác có thể làm tăng nguy cơ béo phì:
Chế độ ăn uống nghèo nàn
Nếu bạn ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói thường xuyên, thì bạn có nguy cơ béo phì.
Ngoài ra, rủi ro sẽ cao hơn nếu bạn ăn nhiều thức ăn và ăn quá thường xuyên. Uống đồ uống có đường, ăn ngoài quá thường xuyên, ăn uống vô độ và thoải mái có thể gây béo phì.
Ít vận động và hoạt động thể chất
Nếu bạn là người hoàn toàn không tập thể dục thì bạn có nguy cơ béo phì. Ngoài ra, di chuyển ít hơn và dành phần lớn thời gian để ngồi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi bạn không hoạt động đủ, bạn không thể sử dụng năng lượng được cung cấp bởi thực phẩm bạn ăn. Năng lượng tiêu thụ thêm được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.
Tối thiểu 150 phút tập thể dục cường độ trung bình hoặc 90 phút tập thể dục cường độ cao trong một tuần là điều quan trọng đối với mọi người để tránh béo phì.
Di truyền học
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh béo phì, điều đó cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh này.
Tuyến giáp hoạt động kém
Suy giáp là tình trạng do tuyến giáp hoạt động kém. Đó là một tình trạng có thể dẫn đến béo phì. Lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây suy giáp và béo phì. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể là nguyên do.
Căng thẳng quá mức
Bị căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến tăng cân và béo phì không chủ ý. Căng thẳng có thể cản trở mục tiêu giảm cân của bạn và khiến bạn khó giảm cân hơn. Thực hiện các chiến lược quản lý căng thẳng để ngăn ngừa béo phì và tăng cân, theo NDTV.