Đây là nội dung được Indonesia công bố ngày 6/3 trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2023.
Theo Chủ tịch ASEAN năm 2023, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế. Do vậy, tái thiết là điều rất quan trọng, được thực hiện bằng cách thúc đẩy phục hồi, đảm bảo sự ổn định, khả năng ứng phó về kinh tế và tài chính.
Indonesia cũng nhận định kinh tế số là động lực chiến lược tiếp theo, trong bối cảnh kỷ nguyên số đang tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Chính phủ các nước trong khu vực cần nắm bắt kinh tế số để thực hiện tốt chức năng quản lý, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng bao trùm và nâng cao khả năng ứng phó tài chính.
Áp-phích cổ động Năm Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023. (Ảnh: TTXVN)
Bên cạnh đó, phát triển bền vững - động lực chiến lược thứ ba, được thực hiện thông qua việc tăng cường tài trợ cho tiến trình chuyển tiếp hướng tới tài chính bền vững và nền kinh tế xanh.
Duy trì ASEAN là một động lực cho tăng trưởng toàn cầu là một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự ASEAN năm 2023. Indonesia đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, nâng cao khả năng ứng phó và tự cường của ASEAN trước các biến động, chú trọng an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế và ổn định tài chính - kinh tế.
VTV.vn - Đây là một trong nhiều nội dung trong "Báo cáo khảo sát tình hình Đông Nam Á năm 2023" vừa được Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Yusof Ishak tiến hành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.47221221270303202-3202-naesa-hcit-uhc-man-gnort-et-hnik-neit-uu-3/et-hnik/nv.vtv