Việc kiểm tra này cần hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2 năm nay.
Thủ tướng chỉ đạo tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có thông báo về chỉ đạo của Thủ tướng ngày 7-3.
Nỗ lực minh bạch tiền công đức
Tuy nhiên, việc kiểm tra lần này sẽ không bao gồm kiểm tra tiền công đức cho mục đích tôn giáo tại các đình, chùa.
Bởi theo thông tư số 04/2023, hiệu lực từ ngày 19-3, hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích - hoạt động lễ hội mà Bộ Tài chính vừa ban hành thì Nhà nước không quản lý tiền công đức tại tất cả các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo thông tư này, các hoạt động thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội (bao gồm cả các lễ hội ở cơ sở tôn giáo) phải rất minh bạch, từ lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức đến lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.
Ban tổ chức phải mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí từ các nguồn, tiền công đức cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử, mở sổ ghi chép đầy đủ khi tiếp nhận tiền mặt, mở sổ kế toán, hạch toán thu chi.
Kết thúc năm tài chính phải lập báo cáo quyết toán.
Quy định này không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được cấp bằng xếp hạng di tích hoặc chưa nằm trong danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
Và cũng không áp dụng cho việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Còn các cơ sở tôn giáo nằm trong di tích được xếp hạng thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức mà người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Với di tích thuộc sở hữu tư nhân thì chủ sở hữu di tích cũng được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ.
Có kiểm tra tiền công đức cho tôn giáo không?
Như vậy, theo thông tư này thì tất cả cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, dù nằm trong phạm vi di tích được xếp hạng, được kiểm kê hay không thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức, mà người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết, tự chịu trách nhiệm.
Vì vậy, đợt tổng kiểm tra quản lý tiền công đức tới đây trên cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ kiểm tra tại các di tích, đình chùa đã xếp hạng, hoặc đã được kiểm kê di tích, không bao gồm tiền công đức cho hoạt động tôn giáo, các ni sư.
Thực tế điều này được thực hiện lâu nay theo một cách không chính thức.
Trong một di tích, danh thắng có đình, chùa, tiền bán vé, công đức cho di tích do ban quản lý di tích quản lý, có báo cáo thu chi theo quy định; còn các hòm công đức, tiền giọt dầu trong chùa thuộc về các tăng, ni sư.
Trước đây có ý kiến Nhà nước cần quản lý cả tiền công đức cho tôn giáo theo nghĩa phải có báo cáo minh bạch, nhưng ý kiến vấp phải phản đối của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các vị tu hành.
TTO - Tiền công đức do người dân khắp nơi cúng Bà Chúa Xứ núi Sam từ 120-150 tỉ đồng/năm. TP Châu Đốc dành 30% cho ban quản trị lăng miếu Núi Sam, còn lại sử dụng vào việc chăm lo an sinh xã hội, giáo dục, phục vụ du lịch của Châu Đốc.
Xem thêm: mth.87460750180303202-couq-naot-nert-cud-gnoc-neit-yl-nauq-ceiv-eht-gnot-art-meik/nv.ertiout