vĐồng tin tức tài chính 365

Năm 2023, có 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao

2023-03-09 13:54
Lễ công bố HVNCLC 2023 do Hội DN HVNCLC tổ chức sáng 9/3 tại TPHCM - Ảnh: Nguyễn Cẩm
Lễ công bố HVNCLC 2023 do Hội DN HVNCLC tổ chức sáng 9/3 tại TPHCM - Ảnh: Nguyễn Cẩm

Ông Nguyễn Văn Phượng - đại diện tổ điều tra HVNCLC - cho biết, một số DN rớt khỏi danh sách bình chọn là DN ngành thực phẩm, dược phẩm, cung ứng đồ điện... Những DN này phân phối sản phẩm trong mùa dịch COVID-19 đã đổi tên, thương hiệu, người tiêu dùng chưa nhận diện được tên mới của DN nên không bình chọn.

Theo kết quả khảo sát, ngành hàng có số DN đạt đủ tỉ lệ bình chọn cao nhất là ngành thực phẩm khô, đồ ăn liền, kế đến là ngành nước chấm, gia vị. Ngành đạt tỉ lệ bình chọn thấp nhất là ngành dụng cụ làm đẹp.

Ông Nguyễn Văn Phượng cho biết, người tiêu dùng có xu hướng không chỉ quan tâm chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả sản phẩm, mà ngày càng chú ý các yếu tố như: an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon; thông tin thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc - xuất xứ sản phẩm; công dụng, tính năng sản phẩm; sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng... Đặc biệt là đối với các sản phẩm nhóm ngành thực phẩm, đồ uống.

“Một bộ phận người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc, đạt các tiêu chuẩn chất lượng hay thân thiện môi trường (nhãn xanh), các sản phẩm vì sức khỏe, sản phẩm “xanh”, “sạch” và có tính “bền vững” ít tác động tới môi trường” - ông Nguyễn Văn Phượng chia sẻ.

Người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm thiết yếu và các sản phẩm xanh, sạch, bảo vệ môi trường... - Ảnh: Nguyễn Cẩm
Người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm thiết yếu và các sản phẩm "xanh", "sạch", bảo vệ môi trường... - Ảnh: Nguyễn Cẩm

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng tới 60%. Đặc biệt là cửa hàng tạp phẩm, đại lý có xu hướng bán những SP chất lượng cao, mua bán tiện lợi phục vụ người tiêu dùng ở những khu dân cư. Tuy nhiên, vẫn có xu hướng chuyển dịch “cơ học” khách hàng từ chợ truyền thống, các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ sang các kênh bán lẻ hiện đại (gia tăng độ phủ) ở các đô thị. Kênh bán lẻ hiện đại đang cho thấy có hấp lực đối với người tiêu dùng mua sắm sản phẩm nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm đa kênh kết hợp phương thức truyền thống và hiện đại, mong muốn cá nhân hóa trải nghiệm tại các địa điểm mua sắm. Họ lựa chọn mua sắm thông qua sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số và tham khảo thông tin sản phẩm qua các kênh trực tuyến, tuy nhiên lại muốn trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng.

Đáng lưu ý, xu hướng mua online không còn “bùng nổ mang tính độc tôn” như thời điểm dịch COVID-19 bùng phát nhưng vẫn phổ biến, đặc biệt với người tiêu dùng trẻ.

Sức mua sắm 2023 gia tăng không đáng kể, người tiêu dùng tập trung mua sản phẩm thiết yếu, hạn chế xa xỉ phẩm… Hội HVNCLC cho rằng, để cạnh tranh, DN và các nhà sản xuất, các nhà phân phối cần cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao dịch vụ phục vụ  người tiêu dùng. Như, bao bì giấy của sản phẩm bánh kẹo đang dần được chuyển sang hộp thiếc, lọ thủy tinh. Các DN HVNCLC đầu tư khá mạnh phát triển kinh tế xanh, giảm rác thải ra môi trường.

Nguyễn Cẩm

 

Xem thêm: lmth.1686841a-oac-gnoul-tahc-man-teiv-gnah-nahn-gnuhc-tad-peihgn-hnaod-915-oc-3202-man/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Năm 2023, có 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools