vĐồng tin tức tài chính 365

'Siêu lừa' 433 tỷ đồng tiếp tục hầu tòa

2023-03-10 03:04

Ngày 9/3, phiên xử được TAND Hà Nội mở sau hơn 2 tháng phải hoãn. Lần gần nhất, 26/12/2022, phiên tòa không thể diễn ra như kế hoạch do một bị cáo cựu cán bộ Ngân hàng VAB không tham gia vì điều trị nội trú tại bệnh viện. Ba luật sư cùng ba người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.

Thành cùng 25 người, trong đó có 17 cựu cán bộ của 3 ngân hàng VietAbank, NCB và PVcombank, bị xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.

Vụ án kéo dài từ năm 2018 với 5 lần điều tra bổ sung và hai lần tòa hồ sơ yêu cầu điều tra lại.

Danh sách 26 bị cáo

Khoảng 20 người gồm đại diện các ngân hàng VAB, PVcombank và NCB, bị hại, đại diện theo ủy quyền và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt theo triệu tập. Hơn 40 luật sư bào chữa cho các bị cáo.

Với một số nhân chứng vắng mặt, VKS đề nghị HĐXX triệu tập khi có tình tiết liên quan cần làm rõ.

Luật sư Trần Tuấn Anh (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Giang Hoà) cho hay đã nộp HĐXX bệnh án ung thư của thân chủ. Vì bệnh diễn tiến sức khỏe xấu, thời gian xét xử kéo dài, luật sư đề xuất bị cáo Hòa được ngồi khi VKS công bố cáo trạng và luận tội, được phép vắng mặt trong các phần xét hỏi người khác.

Chủ tọa Phan Huy Cương phân tích về nguyên tắc, các bị cáo phải đứng khi cơ quan công tố đọc cáo trạng, bản luận tội, khi trả lời xét hỏi và nghe bản án. Song vì nội dung cáo trạng dài, (khoảng 170 trang) để đảm bảo tính nhân văn và sức khỏe cho các bị cáo, HĐXX sẽ xem xét để họ được ngồi.

Đề nghị còn lại của luật sư bị Chủ tọa bác, dù trên lý thuyết, ông Hòa chỉ bị truy tố một tội song trong các tình tiết, hành vi của bị cáo có thể có liên quan các cá nhân khác nên bị cáo Hòa, cũng như tất cả 25 người còn lại cần có mặt toàn thời gian phiên tòa.

Sau gần 2 giờ diễn ra phần thủ tục, VKS đang công bố cáo trạng.

Nguyễn Thị Hà Thành trong sáng 9/3. Ảnh: Danh Lam

Nguyễn Thị Hà Thành trong sáng 9/3. Ảnh: Danh Lam

Cáo trạng xác định, Thành kinh doanh thua lỗ, nợ khoảng 80 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến 2018, Thành vay tiền với lãi suất cao, lấy tiền của người sau trả cho người trước.

Thời gian đầu, Thành trả nợ đúng hạn, tạo được lòng tin với người cho vay và cán bộ ngân hàng. Thành sau đó lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên Hợp đồng tín dụng để vay các ngân hàng với số tiền lớn.

Từ tháng 6/2018 đến 11/2018, Thành mất khả năng thanh toán các khoản nợ, bị cáo buộc cùng một số người nhiều lần dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của NCB, PVcomBank, VietABank và nhiều cá nhân.

Biết ông Đặng Nghĩa Toàn có tiền, Thành đề nghị vay bằng hình thức ông Toàn và vợ gửi tiền vào NCB hoặc PVcomBank rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành quản lý. Thành sẽ trả ngay cho vợ chồng ông Toàn khoản lãi ngoài là 4,2% một tháng và khi đến hạn sẽ trả sổ tiết kiệm cho ông Toàn để đến ngân hàng rút tiền gốc, còn lãi suất Thành được hưởng.

Có được sổ, Thành dùng thế chấp vay tiền tại NCB và PVcomBank. Đồng thời đề nghị Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Jeongho Landmark, làm quyết định bổ nhiệm vợ chồng ông Toàn làm giám đốc công ty để đưa vào hồ sơ vay tiền.

Một số bị cáo trong vụ án, sáng 9/3 tại TAND Hà Nội. Ảnh: Danh Lam

Một số bị cáo trong vụ án, sáng 9/3 tại TAND Hà Nội. Ảnh: Danh Lam

Cáo trạng xác định, tại NCB, Thành vay của ông Toàn 50 tỷ đồng, đề nghị ông gửi tiền tiết kiệm 5 sổ vào NCB rồi đưa cho Thành giữ.

Thành cùng Nguyễn Thanh Tùng sử dụng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các Hợp đồng mua bán hàng hóa, sau đó cùng Tùng giả chữ ký vợ chồng ông Toàn trên các chứng từ và được NCB giải ngân 47,5 tỷ đồng.

Tại PVcomBank, Thành vay của ông Toàn 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sổ tiết kiệm Thành giữ, sau đó cùng Tùng lập khống các chứng từ, giả chữ ký, dấu vân tay của vợ chồng ông Toàn để chiếm đoạt của PVB 49,4 tỷ đồng.

Tại VietABank, Thành tìm những người có tiền để vay với lãi suất cao hoặc rủ hợp tác làm ăn. Do không có tài sản đảm bảo để đề nghị đưa tiền trực tiếp nên Thành gợi ý gửi tiền tiết kiệm vào VietABank. Từ đó, Thành tìm cách vay hoặc rút tiền từ ngân hàng để sử dụng.

Đồng thời, Thành tiếp cận Nguyễn Thị Thu Hương đề nghị sẽ đồng sở hữu gửi số lượng tiền tiết kiệm lớn và VietABank sau đó sẽ cầm cố chính sổ tiết kiệm đó khi cho vay.

Cơ quan tố tụng xác định Thành thực hiện 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt của VietABank 273,9 tỷ đồng, của bốn cá nhân khác 63 tỷ đồng. Tổng thiệt hại của vụ án được xác định hơn 433 tỷ đồng.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.2909754-aot-uah-cut-peit-gnod-yt-334-aul-ueis/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Siêu lừa' 433 tỷ đồng tiếp tục hầu tòa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools