vĐồng tin tức tài chính 365

Lời sám hối của lịch sử

2023-03-10 11:05
Poster phim Le pantalon

Poster phim Le pantalon

Lịch sử nước Pháp ghi lại rằng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn 400 quân nhân Pháp đã bị tòa án binh xử tử bởi tội phản loạn. Gần thế kỷ sau, sự kiện bi thương đó đã được biên kịch Alain Scoff và đạo diễn Yves Boisset đưa lên màn ảnh.

Chết vì một... chiếc quần

Le pantalon (Chiếc quần) là câu chuyện đau thương về anh lính Lucien Bersot tráng kiện và anh dũng. Cùng lúc với niềm vui được lệnh về phép thăm vợ con, Lucien gặp phải "sự cố nhỏ" và không thể tưởng tượng, chính nó sẽ đưa anh đến cái chết ô nhục.

Mọi sự bắt đầu từ chuyện cấp phát quân phục: Lucien nhận được chiếc quần có vết máu, xin đổi cái khác nhưng sĩ quan lãnh đạo cương quyết áp đặt. Lucien cũng cương quyết từ chối và ra trận với chiếc quần lót bó chân. 

Hành động ương bướng của anh lính Lucien làm sĩ quan chỉ huy bẽ mặt, tố cáo Lucien "ngang nhiên phỉ báng quân đội", bất chấp chiến tích trận mạc của anh. Nhiều đồng đội của Lucien lên tiếng đấu tranh, dù dư biết quân luật thời đó chỉ cần tội "bất tuân thượng cấp" cũng đủ lãnh án tử.

Không hề nao núng, ngay cả khi bị còng tay giải về bộ chỉ huy, Lucien Bersot vẫn nghĩ mâu thuẫn kia đơn giản, vững tin vào sự chính đáng của bản thân và sự thấu đáo của cấp trên. 

Nhưng người lính hồn nhiên ấy đã lầm: trong phiên tòa cố ý dàn dựng gấp rút giữa ngôi nhà thờ hoang phế, anh đã không được nói gì cả, đúng hơn những lời giải thích của anh lẫn luật sư bào chữa luôn bị cắt, bởi các lập luận nhân danh chiến trường khốc liệt, buộc binh lính tuân thủ vô điều kiện. Theo lối lập luận máy móc đó, chống đối cấp trên đồng nghĩa với phản loạn.

Viên chánh án kết thúc phiên xử bằng một câu hỏi "Bị cáo Lucien có công nhận đã không chấp hành lệnh cấp trên? Chỉ được nói có hoặc không". Dĩ nhiên Lucien trả lời "có". Chữ "có" và chỉ riêng nó được ghi vào biên bản, kết thúc phiên xử mà kết quả là năm binh sĩ nhân chứng bảo vệ Lucien bị phạt tù từ 5 đến 20 năm tùy theo mức độ "hăng hái đấu tranh" của họ. Lucien bị tuyên án tử hình.

Diễn viên Wadeck Stanczack người Ba Lan đã thật tuyệt vời với đôi mắt trợn trừng kinh ngạc và tiếng gào thét điên loạn sau đó. Hai ngày nữa, chỉ hai ngày nữa thôi anh sẽ được về phép thăm người vợ mang thai. 

Khán giả nghẹt thở khi nhìn cảnh người vợ trẻ nao nức đón chồng nơi cổng, nhận được mảnh giấy "Lucien đã bị xử tử vì tội phản loạn", không chú thích nào khác! Trên thực tế, Lucien sinh ngày 7-6-1881 tại làng Authoison bị thi hành án ngày 12-2-1915 tại Fontenoy, tỉnh Aisne bởi một trung đội của quân đội Pháp.

Khi chân lý trong tay kẻ quyền lực

Chiếc quần vấy máu, như thú nhận về sau của người phụ trách quân dụng, được lấy lại từ xác chết. Với người này đơn giản là sự tiết kiệm, với người khác là sự xúc phạm, ghê tởm chiến tranh. Cái chết của một con người, sự tù tội của hàng loạt con người, kinh khủng thay lại bắt nguồn từ những góc nhìn khác nhau như vậy, khi chân lý trong tay kẻ quyền lực. 

Lời bình kết phim kể rằng viên chánh án sau đó được thăng quan, trở thành một trong những vị tướng đứng đầu quân đội Pháp và không chịu hậu quả gì ngay cả khi vụ án Lucien được minh xác. Rằng: "Sự xấu hổ của bản án ô nhục này tác động nhiều năm lên vợ con và gia đình của Bersot. 

Cư dân làng quê của anh hẳn đã coi Lucien là kẻ hèn nhát và phản bội. Tất cả chỉ vì cái quần và lỗi của những sĩ quan mất trí nhớ". Cùng nhiều liệt sĩ oan khiên khác, Lucien Bersot được phục hồi danh dự ngày 12-4-1922 tại Besançon.

Đạo diễn Yves Boisset cho biết do sự chống đối của quân đội, Chiếc quần không được quay tại Pháp mà phải quay ở Bỉ, rằng phim được thiếu tướng Andre Bach cố vấn lịch sử, song tên của cục trưởng lưu trữ quân đội Pháp không được phép chính danh.

Bởi cho đến khi phim Chiếc quần ra mắt, sự thật của việc xử tử Lucien Bersot khó được nói ra: Rằng vào năm 1915, trước tình hình quân đội Pháp thua trận, binh sĩ mất tinh thần, đào ngũ/ tự gây thương tích; các tướng chỉ đạo bộ tổng tham mưu xử tử một số binh sĩ để "làm gương".

Là một cán bộ thừa hành mẫn cán, đại tá Auroux quyết định chọn Bersot, chiếc quần chỉ là cớ. Nếu Lucien Bersot không bị tử hình vì chiếc quần thì sẽ là một người khác với một cớ khác. Linh mục tuyên úy Payen, người đã ở bên cạnh Bersot đến những giây phút sau cùng, đã viết điều đó trong bức thư gửi đến vợ của Lucien Bersot: "Nếu không phải Bersot thì sẽ là một người khác bị xử tử".

Như lời sám hối của lịch sử, năm 1919 một tượng đài ở Authoison đã được xây dựng, vinh danh những người lính đã hy sinh cho nước Pháp, trong đó có tên của Lucien Bersot và các chiến sĩ bị tử hình oan ức.

Theo số liệu của các nhà sử học, trong Thế chiến thứ nhất có khoảng 2.400 chiến sĩ đã bị kết án tử hình hay chung thân khổ sai, trong đó có 600 trường hợp bị hành quyết. Số người được phục hồi danh dự chỉ khoảng 50 trường hợp. Điện ảnh nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung luôn còn món nợ lớn với lịch sử.

Phù điêu tưởng nhớ Lucien Bersot

Phù điêu tưởng nhớ Lucien Bersot

Là đạo diễn cánh tả, Yves Boisset nổi tiếng với hàng loạt phim luận đề mang tính cáo trạng, đã dàn dựng Chiếc quần (1997) từ sách của Alain Scoff theo phong cách tả chân. Và cho dù những người làm phim không chủ ý cay cú, nhưng bản thân câu chuyện cùng diễn xuất điêu luyện của các diễn viên đủ để người xem - biết lẫn không biết những trang sử bi thương ấy - phải ngậm ngùi cho một cái chết oan ức, phẫn nộ thói chuyên quyền vô lối của không ít lãnh đạo quân đội thời Chiến tranh thế giới thứ nhất.

HẠ TRIỀU

Makanai: Đầu bếp nhà Maiko - Nàng thơ xưa trong thế giới nayMakanai: Đầu bếp nhà Maiko - Nàng thơ xưa trong thế giới nay

Phim Makanai: Đầu bếp nhà Maiko mở cánh cửa cho khán giả hiện đại bước chân vào thế giới đậm nữ tính, của một phường nghề đã mang trên mình quá nhiều hiểu lầm.

Xem thêm: mth.25861349001303202-us-hcil-auc-ioh-mas-iol/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lời sám hối của lịch sử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools