Thông tin trên là nội dung chính được bàn thảo tại Hội thảo góp ý Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức sáng 10/3, tại Hà Nội.
Hiện cả nước có hơn 29.000 hợp tác xã, trong đó gần 70% là hợp tác xã nông nghiệp nhưng phần lớn những hợp tác xã thành lập từ năm 2012 đều không có đất để tổ chức sản xuất tập trung. Nếu các thành viên góp đất lại không được chứng nhận về quyền sở hữu chung.
"Hiện chúng tôi có 3.000m trên đó nhiều tài sản, hợp tác xã làm rất nhiều dịch vụ nhưng chưa có giấy quyền sử dung đất nên giao tiếp, mở rộng kinh doanh của kinh tế tập thể rất khó khăn", bà Lê Thị Hương - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc phản ánh.
Tại hội nghị góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, nếu đã xác định kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng thì hợp tác xã phải được định danh rõ ràng trong dự thảo luật. Từ đó mới có những điều chỉnh phù hợp để tháo gỡ những vướng mắc lâu nay, nhất là quyền tiếp cận đất đai của các hợp tác xã.
Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết: "Trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, chúng ta chưa dành quỹ đất cho hợp tác xã, cho nên không có quỹ đất cho thuê. Thứ 2 là cơ chế chủ yếu thông qua đấu thầu, mà đấu thầu thì hợp tác xã không thực hiện được".
PGS.TS Trần Kim Chung - Nguyên Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu thực tế: "Vấn đề tích tụ đất đai, xác lập quỹ đất cho các thành phần kinh tế tập thể cũng như ưu đãi về giá và cho thuê đất đều là vướng mắc trong thực tiễn đối với kinh tế tập thể. Nghị quyết 20 chỉ rõ quan điểm chủ trương này, nhưng trong dự thảo luật mới chỉ đưa ra quy định tập trung và tích tụ đất đai nói chung cho các tổ chức, cá nhân".
"Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần có 1 chương quy định riêng đối với đất đai của hợp tác xã, nhất là thể chế hóa quy định của Luật Dân sự về sở hữu chung. Thứ hai là thể chế hóa đầy đủ chính sách của Đảng và nhà nước đối với kinh tế tập thể", ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề xuất.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng đã đề xuất cần quy định chính sách đặc thù về giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế tập thể, tạo điều kiện tập trung ruộng đất để đưa kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa lớn, giao đất, cho thuê đất đối với hợp tác xã.
Đặc biệt, cần bổ sung các điều kiện để hợp tác xã có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đầu tư bến bãi kho tàng, nhà xưởng chế biến và nâng thời hạn thuê đất công ích lên 20 - 30 năm thay vì 5 năm như hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.25915900201303202-ehc-nah-ueihn-noc-ax-cat-poh-auc-iad-tad-nac-peit-neyuq/et-hnik/nv.vtv