vĐồng tin tức tài chính 365

Các cựu nhân viên ngân hàng giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo thế nào?

2023-03-11 14:42

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Hà Thành lừa trót lọt 27 vụ, chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của ba ngân hàng và một số cá nhân.

Năm 2016-2018, Thành vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước, trả nợ đúng hạn, tạo lòng tin với người cho vay và cán bộ ngân hàng. Sau đó Thành lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên hợp đồng tín dụng để vay các ngân hàng với số tiền lớn, rồi mất khả năng thanh toán nợ.

Các cựu nhân viên ngân hàng giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo thế nào?

Các bị cáo tại phiên toà xét xử ngày hôm nay

Biết ông Đặng Nghĩa Toàn có tiền, Thành đề nghị vay bằng cách ông gửi tiền vào ngân hàng rồi đưa sổ tiết kiệm cho mình quản lý.

Sau đó Thành trả ngay cho vợ chồng ông Toàn khoản lãi 4,2% một tháng và khi đến hạn sẽ trả sổ tiết kiệm cho ông Toàn để rút tiền gốc, còn lãi suất Thành được hưởng. Nhưng khi có được sổ, Thành dùng thế chấp vay tiền tại ngân hàng.

Để Thành làm được việc này, 17 cựu cán bộ ngân hàng bị cáo buộc bỏ qua nhiều bước, không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo là vợ chồng ông Toàn để xác minh; lập tờ trình cấp tín dụng khi hồ sơ thiếu sót, giả mạo, chưa qua thẩm định.

Trước toà, bị cáo Thành trước đó thừa nhận hành vi như truy tố, xác nhận tự hành động, không bàn bạc với ai, một mình hưởng lợi. Thành khai đã trả ông Toàn khoảng 35 tỉ đồng lãi. Bị cáo cũng khai đã trả lãi số tiền lớn khi vay tại một số ngân hàng.

Trước tòa, bị cáo Nguyễn Hồng Trung - cựu chuyên viên cao cấp, Trung tâm giao dịch Vạn Xuân, Ngân hàng NCB - khai Thành vay thế chấp nên chỉ cần thẩm định tài sản thế chấp đó một lần. Các lần sau, Trung không thẩm định lại, "cứ thế ký". Trung cho hay đó là quy định của ngân hàng, vì thế bị cáo "không làm sai".

Trung không đi gặp chủ tài sản thế chấp (ông Toàn) để xác nhận họ có muốn dùng tài sản (sổ tiết kiệm 50 tỉ đồng) của mình để thế chấp hay không, cũng không nắm thông tin công ty "sân sau" của Hà Thành (Eurocell) đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã ngừng hoạt động.

Trong khi đó, bị cáo Trần Thị Hoa, cựu Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội của NCB khai được Trung trình duyệt cấp tín dụng cho công ty của Thành vay, cũng không kiểm tra, phát hiện. Bà Hoa còn đốc thúc Trung liên hệ ngay quầy giao dịch, mở tài khoản cho Eurocell để giao dịch.

Các bị cáo khai chỉ có lỗi trong việc không phát hiện Công ty Eurocell của Thành đã ngừng hoạt động, không vi phạm quy định hoạt động của ngân hàng.

Các cựu nhân viên ngân hàng giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo thế nào?

Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành trả lời các câu hỏi của HĐXX

Trung đề nghị HĐXX xem xét lại quan hệ vay nợ của ông Toàn và Hà Thành, để làm rõ ông Toàn có biết việc sổ tiết kiệm sẽ được Thành mang thế chấp, có sự đồng phạm hay không.

Trong khi đó, cựu Giám đốc phát triển khách hàng miền Bắc PVcomBank Đỗ Minh Đức khai, khi Thành muốn làm hồ sơ vay vốn từ sổ tiết kiệm 52 tỉ đồng gửi tại PVcombank, bị cáo giao Bùi Văn Tuấn gặp ông Toàn để xác minh. Tuấn sau đó báo cáo hồ sơ đầy đủ nên ông Đức ký phê duyệt tờ trình cấp tín dụng và giải ngân cho Hà Thành.

Đức khai không biết việc Tuấn không gặp được ông Toàn, không biết việc Tuấn để Thành giả mạo chữ ký đại gia này trong hồ sơ. Mọi việc do tin tưởng cấp dưới.

Tuấn khi đối chất đã phủ định lời khai của ông Đức. Bị cáo khẳng định đã báo cáo và được ông Đức đồng ý. Ông Đức phản đối, nói Tuấn khai gian dối.

"Để xảy ra vụ việc khách làm hồ sơ giả lừa đảo ngân hàng gây thiệt hại gần 50 tỉ đồng, bị cáo thấy nuối tiếc, có trách nhiệm. Nhưng theo bị cáo, mình không vi phạm quy định gì của ngân hàng. Bị cáo làm đúng, chỉ thiếu trách nhiệm" - bị cáo Đức trình bày.

Xem thêm: lmth.257605-oan-eht-oad-aul-hnaht-ah-iht-neyugn-ohc-cus-puig-gnah-nagn-neiv-nahn-uuc-cac/hnid-pahp/nv.ylgnoc

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các cựu nhân viên ngân hàng giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools