Công trình nghiên cứu "Cơ chế thần kinh gây ra trạng thái trầm cảm liên quan đến mất địa vị xã hội" được đăng trên tạp chí khoa học Cell của Mỹ. Giáo sư Hu Hailan - giám đốc Trung tâm khoa học thần kinh tại Đại học Y khoa Chiết Giang, Trung Quốc - dẫn đầu nhóm nghiên cứu.
Điều gì xảy ra khi mất địa vị xã hội?
Với người và động vật, địa vị xã hội có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.
Một nghiên cứu về những người nhập cư ở Mỹ cho thấy những người nhập cư có địa vị xã hội suy giảm dễ bị trầm cảm gấp 3 lần so với những người khác.
“90% trường hợp trầm cảm của con người được kích hoạt từ các yếu tố xã hội”, nghiên cứu của Trung tâm khoa học thần kinh của Đại học Y khoa Chiết Giang.
Để thử nghiệm, bước đầu tiên các nhà khoa học chọn chuột Alpha, vốn là thủ lĩnh của đàn chuột nuôi, để thí nghiệm.
Một ngày mới, có “anh chuột” tí hon xa lạ được đưa vào đợt thí nghiệm cùng Alpha.
Lần này, các nhà nghiên cứu lặng lẽ đưa chuột nhỏ vào chuồng với chuột Alpha và chặn lối thoát phía sau “anh chuột” nhỏ.
Không còn đường lui, chuột nhỏ chỉ có lối thoát duy nhất là phải lao về phía trước. Do đó, nó gồng mình để đẩy mạnh Alpha. Sau vài lần xô đẩy qua lại, Alpha bị đẩy ra khỏi đường thoát.
Sau nhiều ngày liên tiếp “bắt buộc phải thất bại”, Alpha mất đi ưu thế của mình.
Ngay cả khi không có sự can thiệp của con người, chuột “thủ lĩnh” bắt đầu nhường nhịn “anh chuột” nhỏ một cách tự nhiên.
Tác giả chính của nghiên cứu, Fan Zhengxiao, cho biết: Điều này cho thấy nó đã mất đi vị trí thống trị của mình.
Sau bài kiểm tra bắt buộc, Alpha được chơi theo sở thích, nhưng nó thể hiện các hành vi uể oải giống như trầm cảm.
Trong khi đó, một thí nghiệm khác cho thấy những con chuột hạng thấp hơn sẽ không chán nản khi chúng liên tục bị thua trước những con chuột hạng cao hơn.
Điều này cho thấy trầm cảm có thể liên quan đến sự khác biệt giữa kỳ vọng chiến thắng và thực tế thua cuộc.
Công nghệ mới kích thích hưng phấn trở lại
Nhóm nghiên cứu liên tục thực hiện lại kịch bản “mất vị trí thủ lĩnh”. Qua đó, họ theo dõi hoạt động của canxi, cũng như tín hiệu hoạt động điện thần kinh ở các vùng não cụ thể thông qua phép đo quang sợi.
Sau một loạt thí nghiệm, cơ chế thần kinh cơ bản liên quan đến việc mất vị thế xã hội dần trở nên rõ ràng.
Khi con chuột thứ hạng cao bị “bắt buộc thua cuộc”, nhóm nghiên cứu phát hiện tín hiệu thua cuộc đã kích hoạt LHb (tế bào thần kinh liên quan đến rối loạn cảm xúc), từ đó gây ra các hành vi giống như trầm cảm.
Trong khi đó, ở vùng vỏ não trung gian trước trán (mPFC) nơi mã hóa sự cạnh tranh xã hội, hoạt động của các tế bào thần kinh hưng phấn cũng sẽ bị suy giảm. Điều này khiến chuột thủ lĩnh có hành vi “rút lui” và “tự suy thoái”.
Thật thú vị, khi sử dụng công nghệ optogenetics ức chế tế bào thần kinh trong LHb, con chuột thủ lĩnh sẽ giảm hành vi trầm cảm hơn sau khi bị “mất mát vị thế".
Công nghệ optogenetics do các nhà khoa học Mỹ sáng tạo. Thiết bị gồm hai cực phát sáng được dùng để cấy vào bên trong não. Khi hoạt động, chúng có tác dụng kích thích vùng não kiểm soát hành vi và thái độ hành xử của các loài động vật và con người.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra sự tương tác chặt chẽ giữa “bộ não xã hội” và “bộ não cảm xúc”. Việc kích hoạt vùng mPFC có thể vực dậy “tinh thần chiến đấu” của chuột. Với tinh thần này, nó có thể đảo ngược tình thế.
Sau vài chiến thắng liên tiếp, chuột sẽ giảm hành vi trầm cảm hơn.
Sau điều trị, Alpha - con chuột đã trải qua nhiều lần "thua bắt buộc" - đã lấy lại được vị thế trong quá khứ.
TTO - Bệnh nhân là học sinh lớp 10 ở Thanh Hóa, đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 gần đây trong tình trạng luôn sợ sệt, mất tự tin, stress kéo dài, đôi khi có ý muốn làm những điều bất thường.
Xem thêm: mth.69610839011303202-oan-eht-uhn-oan-ned-gnouh-hna-ioh-ax-iv-aid-tam/nv.ertiout