vĐồng tin tức tài chính 365

Khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

2023-03-12 08:43
Khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Bộ câu hỏi GERDQ được sử dụng trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. GERDQ gồm có 6 câu hỏi đánh giá tần suất của các triệu chứng tiêu hóa trong vòng 7 ngày. Câu hỏi 1 và 2 là về triệu chứng trào ngược điển hình. Tần suất càng dày thì điểm càng cao. Câu hỏi 3 và 4 đánh giá đau vùng giữa bụng và buồn nôn là hai triệu chứng gợi ý nhiều đến loét dạ dày - tá tràng, do đó tần suất xuất hiện càng dày thì điểm càng thấp do càng không phù hợp với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Câu hỏi 5 và 6 đánh giá mức độ tác động của các triệu chứng trào ngược điển hình lên sinh hoạt; tần suất triệu chứng càng dày thì điểm càng cao.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng đặc trưng là ợ nóng và ợ trớ.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng mũi ức lan dọc sau xương ức lên đến cổ. Ợ nóng thường xảy ra khi người bệnh nằm hoặc ngồi cúi ra trước, sau bữa ăn (đặc biệt là khi ăn quá no, ăn thức ăn có nhiều vị chua, cay, sô cô la, nhiều dầu mỡ hoặc có uống nhiều rượu bia).

Cảm giác ợ trớ bao gồm triệu chứng ợ chua hoặc cảm nhận được thức ăn trào lên đến tận ngã ba hầu họng.

Những ảnh hưởng của lối sống theo khuynh hướng Tây hóa, stress, chỉ số khối cơ thể cao hơn và hội chứng chuyển hóa gia tăng là các yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến tần suất bệnh trào ngược dạ dày thực quản gia tăng ở châu Á.

Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2002, nhóm nhà khoa học so sánh tỉ lệ viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) giữa các bệnh nhân Việt Nam sống tại Hà Nội có triệu chứng tiêu hóa trên và các bệnh nhân gốc Việt di dân lâu năm sống tại thành phố Sydney (Úc). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ VTQTN ở nhóm bệnh nhân sống tại Sydney cao hơn rõ rệt. Điều này chứng tỏ các yếu tố môi trường như lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống (chứ không phải các yếu tố di truyền) ảnh hưởng đến sự hình thành VTQTN.

Nhằm xác định rõ hơn những thói quen ăn uống và sinh hoạt của người Việt thường liên quan đến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp ích cho việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, nhóm 5 bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh viện Nhân dân Gia Định tổ chức khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở người Việt.

Nhóm bác sĩ gồm: PGS.TS.BS Quách Trọng Đức (Đại học Y Dược TP.HCM), TS.BS Võ Hồng Minh Công (Bệnh viện Nhân dân Gia Định), ThS.BS Võ Phạm Phương Uyên (Đại học Y Dược TP.HCM), ThS.BS Lưu Ngọc Mai (Đại học Y Dược TP.HCM) và BS Nguyễn Văn Phong (Bệnh viện Nhân dân Gia Định).

Xin mời bạn đọc quan tâm đến kiến thức về trào ngược dạ dày thực quản (kể cả người không có dấu hiệu mắc bệnh) tham gia và hoàn thành khảo sát này để hỗ trợ các nhà khoa học có thêm dữ liệu để nghiên cứu.

Nội dung khảo sát tại địa chỉ: https://www.surveymonkey.com/r/8YV7KS8.

Trào ngược dạ dày chữa quanh năm không hết - Tại sao?Trào ngược dạ dày chữa quanh năm không hết - Tại sao?

Sự dai dẳng kéo dài của trào ngược dạ dày khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, suy nhược. Quanh năm chữa trị nhưng bệnh vẫn tát phát thường xuyên. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Xem thêm: mth.68101521211303202-nauq-cuht-yad-ad-cougn-oart-gnuhc-ueirt-nel-taoh-hnis-av-gnou-na-neuq-ioht-auc-gnouh-hna-tas-oahk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools