vĐồng tin tức tài chính 365

Gạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 1: Về nơi có 7 liệt sĩ Gạc Ma

2023-03-12 12:22
Di ảnh liệt sĩ Phan Văn Sự - Ảnh B.D

Di ảnh liệt sĩ Phan Văn Sự - Ảnh B.D

35 năm sau, nhắc nhớ 64 anh hùng và máu xương vệ quốc, nỗi bi tráng vẫn khôn nguôi…

Trong 64 liệt sĩ hy sinh bất khuất ở Gạc Ma ngày 14-3-1988, chỉ riêng một khu dân cư ở thành phố Đà Nẵng trong buổi sáng phải nhận bảy tin dữ.

Tất cả đều ở phường Hòa Cường (nay tách thành Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu). 35 năm trôi qua, những ngày này trên gian bàn thờ gia đình các liệt sĩ lại nghi ngút khói hương. Nỗi đau dường như vẫn âm ỉ với người ở lại.

Một sáng mất chồng lẫn con

Ngôi nhà của mẹ Lê Thị Muộn - mẹ liệt sĩ Phan Văn Sự - nằm ở đường Hưng Hóa 3 (quận Hải Châu) những ngày này chộn rộn người ra vào. Con trai mẹ là ông Phan Văn Dân cùng người vợ là bà Nguyễn Thị Hà gác hẳn công việc để ở nhà sửa soạn gian bàn thờ, đón khách viếng thăm.

Trên gian bàn thờ chính, di ảnh liệt sĩ Sự đặt sau bát hương, khoác trên mình tấm áo hải quân với khuôn mặt trẻ trung, mạnh mẽ.

Sự lên đường nhập ngũ tháng giêng năm 1987. Sáng 14-3-1988 khi tàu hải quân Trung Quốc bất ngờ xả đạn, chàng trai Đà Nẵng đã hy sinh và tới nay vẫn chưa tìm được thi thể.

Bà Nguyễn Thị Hà đốt diêm thắp nhang cho người em chồng. Kế di ảnh liệt sĩ Sự là di ảnh của mẹ và người cha. Bà Hà kể sau khi con trai mất, mẹ Lê Thị Muộn phải sống trong những ngày buồn đau tới năm 2020 thì bà qua đời.

Trong danh sách bảy liệt sĩ ở Hòa Cường hy sinh trên Gạc Ma, câu chuyện gia đình mẹ Muộn tới nay khi được nhắc lại vẫn gợi đau xót khôn nguôi.

Mẹ Muộn có tổng cộng tám người con, ít tháng sau khi người con cả là Phan Văn Dân vào lính phòng không thì Sự cũng xin phép mẹ lên đường ra đảo.

6h30 sáng ngày 15-3-1988, mẹ Muộn đang chăm chồng đau yếu tại Bệnh viện Đà Nẵng thì loa phát thanh phát bản tin dữ thông báo hải quân Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma.

Các liệt sĩ quê Đà Nẵng được đọc lần lượt, người cuối cùng trong danh sách 74 chính là Phan Văn Sự (thời điểm này ngoài 64 chiến sĩ hy sinh thì còn có thêm 10 người mất tích).

"Mẹ tôi quỵ xuống. Bên giường bệnh, ba tôi cũng nghe rõ tên con trai đã hy sinh, ông lặng lẽ quay đầu qua một bên rồi vài chục phút sau thì máu trào ra miệng. Sau này, bác sĩ nói với gia đình rằng bố tôi bị sốc quá nên đột tử", bà Hà nhớ lại khoảnh khắc buồn đau của gia đình.

Ngày cả làng có tang

Bà Hà lần tìm các hình ảnh của mẹ và liệt sĩ Sự. Trong chiếc hộp nhỏ là tấm ảnh Sự mặc áo hải quân với ánh mắt rực sáng. Bà Hà kể Tết năm 1987, Sự được về thăm nhà. Lúc ra đi, người lính trẻ này bỏ quên một tấm áo và đó là kỷ vật duy nhất về con trai mà mẹ Muộn giữ lại được.

Những ngày con ra đi, mẹ Muộn luôn ngóng tin về con trên tiếng loa đài phát thanh. Chiếc áo được bà quấn vào người hằng đêm để đợi con trở về.

"Lúc nhận tin chú Sự hy sinh thì ba tôi cũng dần trút hơi thở cuối cùng. Mẹ gần như ngã quỵ, nằm li bì không ăn uống gì cả tuần trời.

Mỗi lần gượng dậy, mẹ lại lôi tấm áo hải quân của con ra ngồi nhìn rồi khóc. Tấm áo sau đó được mẹ xẻ thành hai vạt: một vạt dành để kê dưới gối ngủ, vạt còn lại mẹ may thành áo bà ba nâng niu trên người mà cảm thấy như con đang về bên mẹ.

Năm 2017, một đoàn cán bộ tới thăm nhà và vận động mẹ trao kỷ vật đó cho nhà trưng bày liệt sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa", bà Hà rưng rưng nhớ lại. Liệt sĩ Sự, binh nhì Trung đoàn 83 Công binh Hải quân, anh hy sinh khi mới tròn tuổi 20 cùng 63 đồng đội trên con tàu HQ604 bi hùng.

Chúng tôi về Hòa Cường những ngày tưởng niệm sự kiện đau buồn giữa tháng 3. Ký ức người dân 35 năm sau vẫn buốt đau khi nhắc nhớ buổi sáng nhận tin bảy liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma.

Nhà nghiên cứu Võ Hà, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, đã giúp chúng tôi trích lục lại những bài báo in trong ngày thương đau đó.

Trong nhiều bản tin bi tráng, một bài báo của nhà báo Nguyễn Chí Trung đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 14-4-1988 đọc lên gây ám ảnh, uất căm. Ông Trung miêu tả hình ảnh tang thương ở Hòa Cường mà ông đến.

Chỉ một khu dân cư nhỏ có tới bảy đám tang, có một con hẻm tới hai liệt sĩ mất ở Gạc Ma. Người Hòa Cường 35 năm tưởng nhớ sự kiện đau buồn này đều gọi đó là "ngày cả làng có tang".

Di vật các liệt sĩ được vớt lên từ đáy biển Gạc Ma trong con tàu HQ604 bi hùng được cất giữ ở phòng truyền thống Lữ đoàn Hải quân 125 - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Di vật các liệt sĩ được vớt lên từ đáy biển Gạc Ma trong con tàu HQ604 bi hùng được cất giữ ở phòng truyền thống Lữ đoàn Hải quân 125 - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

"Tiếng gọi từ Hòa Cường"

Nhà báo Nguyễn Chí Trung, báo Quân Đội Nhân Dân, đã viết những dòng bi tráng như thế này trên số báo 9657, ngày 12-4-1988:

"Sáng 20-3, chúng tôi đến Hòa Cường, nơi có nhiều gia đình có con nằm trong số 74 chiến sĩ bị mất tích sau vụ Trung Quốc gây ác ngày 14-3.

Cuộc sống hằng ngày vẫn hối hả. Tiếng xe đò rít, tiếng búa đập đều đặn trên các trụ móng, tiếng máy nổ tàu đang ra khơi và cả tiếng reo hò náo động của hàng trăm tay đua trên sông Hàn. Nhưng lắng trầm lặng hẳn.

Ở ngõ Tuyên Sơn, một người mẹ buồn bã bước đi dưới những vòm lá mít, lá dừa xanh ngắt, có tiếng khóc, kể: "Làm răng chừ mà thấy được mặt con...". Ở dốc Cây Đa, một tốp người ngồi, mắt đỏ hoe, lặng lẽ. Hai, ba gia đình đã dựng bàn thờ.

Làng đang có tang.

Tôi đến nhà bà Muộn, mẹ của đồng chí Phan Văn Sỹ (theo gia đình, đúng tên anh là Sự - PV). Bà khóc: "Cháu nhập ngũ tháng giêng năm 1987. Tết cháu có về. Sáng 14 âm lịch cháu đi. Hôm đó, ông ở nhà đau nặng".

Nếu tính theo ngày, việc xảy ra ở ngoài đảo sáng 14-3 thì ngày sau ông mất. Đôi mắt bà mẹ mênh mông. Mắt bà hướng về nơi rất xa: Trường Sa, nơi con bà làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tôi đến nhà bà Khả, mẹ của đồng chí Trần Tài. Trước nỗi đau, người mẹ thường tự hỏi. Đôi mắt bà Khả cũng mênh mông, nhòa lệ.

Tôi đến nhà gia đình đồng chí Lê Văn Xanh. Người cha tên là Xuân, Xuân Xanh. Nhà ở bên bờ sông Cẩm Lệ, ngay tại bến Đò Xu. Người cha vốn bình tĩnh hơn.

Ông nói: "Xin cứ cho gia đình lập bàn thờ, đeo băng tang. Nếu may mà cháu trở về thì cất bàn thờ, cất băng tang". Bà mẹ Xanh ngồi ở góc giường không nghe chúng tôi đọc thư, khóc âm ỉ.

Tôi lại đến nhà bà mẹ đồng chí Nguyễn Phú Đoàn. Đoàn năm nay 20 tuổi, sinh đúng vào năm Mậu Thân. Bà mẹ ngồi khóc, không nói gì. Người cha chìa cho tôi miếng yếm hải quân mà Đoàn để lại...

Máu Việt Nam đã nhuộm hồng nước mặn và san hô ở đó" …

Mỗi lần gượng dậy, mẹ lại lôi tấm áo hải quân của con ra ngồi nhìn rồi khóc. Tấm áo sau đó được mẹ xẻ thành hai vạt: một vạt dành để kê dưới gối ngủ, vạt còn lại mẹ may thành áo bà ba nâng niu trên người mà như cảm thấy con đang về bên mẹ.

_________________________________________________

"Cứ tới càng gần ngày 14-3 là chúng tôi lại mong ngóng được gặp đồng đội cũ. Cùng đi trên chuyến tàu, cùng đứng giữa làn đạn kẻ thù nhưng nay người Bắc, kẻ Nam".

Kỳ tới: Hai người lính trở về dưới ngọn cờ Tổ quốc

Hàng trăm du khách, người dân viếng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc MaHàng trăm du khách, người dân viếng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

TTO - Ngày 27-7, hàng trăm du khách, người dân và thân nhân các liệt sĩ đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma với niềm xúc động, tự hào về những người đã nằm xuống giữa lòng biển khơi vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Xem thêm: mth.1023123211303202-am-cag-is-teil-7-oc-ion-ev-1-yk-ut-tab-nort-gnov-man-53-am-cag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 1: Về nơi có 7 liệt sĩ Gạc Ma”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools