Ông Nguyễn Văn Tấn - trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa - cho biết lễ cầu siêu kết hợp giỗ chung là thông lệ nghĩa tình mà anh em đồng đội, thân nhân gia đình tổ chức hằng năm để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống tại Gạc Ma.
35 năm xảy ra vụ thảm sát Gạc Ma
Năm nay ngoài lễ giỗ chung tại đình Nại Nam (Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng) sáng 12-3, còn có một lễ lớn khác được tổ chức vào 14-3 tới đây.
Tại Quảng Nam và Đà Nẵng trong giai đoạn 1988 đã có hàng chục thanh niên lên đường vào các đơn vị để ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Ngày 14-3-1988, sau nhiều ngày đưa tàu quân sự khiêu khích, ngang ngược yêu cầu bộ đội ta rời các đảo chìm, tàu Trung Quốc đã nã đạn khiến 64 chiến sĩ hy sinh.
Nhiều người sau đó bị bắt qua Trung Quốc làm tù binh và được trao trả về những năm 1991, sau các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam.
Riêng tại Đà Nẵng có một phường mất một lúc 7 người con kiên trung, đó là phường Hòa Cường (nay tách thành Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc thuộc quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Gạc Ma là biểu tượng về ý chí bảo vệ Tổ quốc của người Việt
Để ghi nhớ công ơn những người đã cầm súng và ngã xuống tại Gạc Ma, Đà Nẵng đã lấy đình Nại Nam làm nơi tưởng niệm, khắc bia vàng ghi tên các liệt sĩ quê Đà Nẵng, Quảng Nam.
Gia đình các liệt sĩ cũng luôn nhận được sự quan tâm, động viên đặc biệt. Đều đặn tháng 3, anh em cựu binh Trường Sa quyên góp để tổ chức lễ giỗ chung cho đồng đội, những buổi lễ này luôn diễn ra trong niềm xúc động nghẹn ngào.
"64 người con kiên cường anh dũng của Tổ quốc đã hy sinh và nằm lại ở Biển Đông cho đất nước mãi trường tồn.
Hôm nay chúng ta ngồi lại ở đây, trên mảnh đất Đà Nẵng nằm ngay bờ Biển Đông này để nhắc nhớ nhau về sự kiện lịch sử đau buồn nhưng cũng tràn ngập kiêu hùng.
Sự nằm lại của các anh luôn gây thương nhớ khôn nguôi cho người ở lại và cũng nhắc nhở chúng ta về một vùng biển thiêng liêng. Nơi đó có thân xác các anh đang canh giữ, chưa thể trở về cùng gia đình.
Sự hy sinh đó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay, những người còn sống và ở lại không được giây phút nào lãng quên, không mất cảnh giác vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng" - ông Tấn nghẹn ngào đọc lời tưởng niệm sáng 12-3.
Sau lễ tưởng niệm, một chiếc thuyền giấy mang hình dáng con tàu HQ604 từng tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 đã được đồng đội, người thân cung nghinh đưa ra giữa dòng sông Hàn để thả trôi về cửa biển.
TTO - Chiều 12-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã dâng hương tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).
Xem thêm: mth.26875730121303202-am-cag-iat-hnis-yh-is-teil-46-oig-el/nv.ertiout