Công nghệ hiện đại có nhiều lợi ích, nhưng cũng có lỗ hổng. Công nghệ hack hệ thống CAN bus trên ô tô không mới. Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, có những tên trộm xe đang có biện pháp “thô bạo nhưng hữu dụng” để tiếp cận hệ thống dây điện, đó là khoét lỗ trên thân xe.
Theo bài chia sẻ trên LinkedIn của tiến sĩ Ken German (Anh), chuyên gia tư vấn về tội phạm liên quan đến xe, việc khoét lỗ này nhằm tiếp cận CAN bus (Mạng vùng điều khiển). CAN bus có thể ví von như hệ thống dây thần kinh của ô tô, giúp giải mã các tín hiệu từ các cảm biến trong xe (động cơ, camera, điều hòa, công tơ mét, phanh chống bó cứng, hệ thống trợ lực…) để xuất lên màn hình.
Nếu truy cập được vào các “dây thần kinh” đó, tin tặc có thể xâm nhập hiệu quả vào tất cả hệ thống trên xe, bao gồm cả khóa cửa và khởi động.
Có người hỏi tiến sĩ tại sao không phá cửa sổ để vào bên trong. Ông cho biết thông thường, những vụ trộm phá cửa xe chủ yếu nhằm lấy đồ bên trong hơn chính chiếc xe. Nhưng tấn công CAN bus thì khác, giúp chúng kiểm soát được chiếc xe, phá hủy hệ thống theo dõi và dễ dàng vận chuyển đến nơi khác.
Theo trang Motor1, cách phá cửa xe dễ gây ra ồn ào và nếu có thiết bị chống trộm đang hoạt động, chiếc xe cũng không thể đi đâu.
Dù khoan lỗ qua lớp vỏ xe cũng không phải hoạt động yên tĩnh, nhưng chính vật liệu giúp xe nhẹ hơn được sử dụng phổ biến ngày nay (nhôm, vật liệu tổng hợp) lại giúp cho việc khoan đục đó không gây ra tiếng động quá lớn.
Nhìn chung, sau khi truy cập được CAN bus, chỉ mất vài phút, tên trộm có thể biến xe thành của mình.
Bài đăng trên LinkedIn của tiến sĩ German được Ken Tindell, giám đốc kỹ thuật của Canis Automotive Labs (Anh), chia sẻ. Ông cho biết thực tế nhiều mẫu xe hiện đại đã có bản cập nhật ngăn chặn tin tặc truy cập. Tuy nhiên, những mẫu xe sản xuất trước đó thì có thể không được bảo vệ như vậy.
Ngoài ra, khủng hoảng thiếu chip cũng có thể khiến các nhà sản xuất ô tô cắt bớt một số tính năng, trong đó có cả tính năng chống trộm.
Cảm biến chống trộm sẽ bị loại bỏ khỏi Ford Ranger, trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn lại bùng phát trên toàn cầu.
Xem thêm: mth.28212549031303202-sub-nac-gnoht-eh-nac-peit-ed-op-ac-pan-nert-ol-naohk-hnam/nv.ertiout