Trong phiên hôm qua 13/3, trái với dự đoán trước đó, thông tin Silicon Valley Bank (SVB) phá sản không tác động nhiều tới thị trường chứng khoán châu Á, trong đó có chứng khoán Việt Nam khi VN-Index chỉ đóng cửa với mức giảm rất nhẹ, thậm chí thanh khoản còn tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn nửa tháng qua, vượt mức 11.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong phiên hôm nay 14/3, dường như tin xấu mới bắt đầu “ngấm”. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á, các chỉ số chính của khu vực đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm sâu hơn 2% như Nikkei 225, Hang Seng, Kospi...
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó khi sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện tử, có thời điểm có tới gần 380 mã giảm và chỉ khoảng 40 mã tăng.
Áp lực bán xuất hiện ở tất cả các nhóm cổ phiếu và được duy trì trong suốt phiên, nhất là tại nhóm ngành tài chính như chứng khoán, ngân hàng…, khiến đà giảm của VN-Index dần được nới rộng, có thời điểm giảm tới hơn 15 điểm. Chỉ số này chỉ không giảm sâu hơn nhờ sức cầu vẫn khá ổn định trong thời điểm cuối phiên.
Đóng cửa, với 56 mã tăng và 365 mã giảm, VN-Index giảm 12,67 điểm (-1,2%) xuống 1.040,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 621,18 triệu đơn vị, giá trị gần 10.447,2 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên 13/3 (đạt hơn 625 đơn vị, giá trị gần 11.225,8 tỷ đồng). Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 62 triệu đơn vị, giá trị gần 1.290 tỷ đồng.
Trước sức ép bán ra, rổ VN30 chỉ còn 2 mã tăng nhẹ hơn 1% là SAB và VJC và có tới 25 mã giảm. Trong đó, GVR giảm mạnh nhất 4,2% về 14.300 đồng, tiếp theo là các mã HPG -3,8%, SSI -3,1%, NVL -2,7%, BID -2,6%...
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu tài chính chịu áp lực lớn trong phiên hôm nay, điển hình là nhóm chứng khoán khi nhiều cổ phiếu có thị phần môi giới lớn giảm mạnh như SSI -3,1%, VND -3,4%, HCM -4,6%, VCI -3,9%, BSI -3,9%..., trong đó SSI khớp lệnh hơn 15 triệu đơn vị, VND khớp 14,9 triệu đơn vị, HCM khớp hơn 7 triệu đơn vị…
Sắc đỏ cũng bao trùm các cổ phiếu ngân hàng. Ngoại trừ SHB tăng nhẹ, còn lại hầu hết giảm điểm. EIB giảm mạnh nhất 3,7% về 19.350 đồng.
VPB chính thức ngắt chuỗi tăng liên tiếp ở con số 6 khi phiên này đứng giá tham chiếu 19.400 đồng, giao dịch cũng không còn bùng nổ như phiên trước khi khớp lệnh gần 23 triệu đơn vị.
STB khớp lệnh 25,3 triệu đơn vị, giảm 2,4% về 24.400 đồng. LPB khớp 16,3 triệu đơn vị, giảm 0,7% về 14.650 đồng.
SHB +0,4% lên 9.980 đồng, khớp lệnh 12,68 triệu đơn vị.
Tương tự, nhóm cổ phiếu thép cũng giảm mạnh, nhất là các mã đầu ngành như HPG -3,8% về 20.300 đồng; HSG -4% xuống 15.550 đồng; NKG -5,8% xuống 15.450 đồng. HPG khớp 30,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. HSG và NKG cùng khớp trên 25 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lực cung giá thấp gia tăng, tập trung tại nhóm bất động sản - xây dựng với DXG -4,9% xuống 10.650 đồng, DIG -5,2% xuống 11.000 đồng, VCG -4,7% xuống 19.200 đồng…, thanh khoản từ 7,8-17,5 triệu đơn vị.
LCG là sắc xanh hiếm hoi với mức tăng 2,1% lên 12.400 đồng, khớp lệnh 11,6triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, lực bán dần gia tăng khiến HNX-Index kết thúc phiên ở mức gần nhất ngày, tuy nhiên thanh khoản tăng mạnh.
Đóng cửa, với 58 mã tăng và 115 mã giảm, HNX-Index giảm 3,3 điểm (-1,6%) xuống 202,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 78,04 triệu đơn vị, giá trị 1140,37 tỷ đồng, tăng khoảng 54% cả về khối lượng và giá trị so với phiên 13/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,4 triệu đơn vị, giá trị 136,3 tỷ đồng.
Tốp 10 mã thanh khoản cao nhất sàn đều giảm điểm mạnh, trong đó các bluechips như SHS -3,5% về 8.200 đồng, PVS -4,6% về 8.200 đồng, HUT -6,9% về 14.900 đồng, IDC -2,6% về 38.100 đồng… Trong đó, SHS khớp lệnh 14,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, vượt trội so với các mã còn lại như PVS (9,3 triệu đơn vị), CEO (6,1 triệu đơn vị), IDC (4 triệu đơn vị)…
TTH giữ vững sắc tím lên 2.200 đồng (+10%) và khớp 1,7 triệu đơn vị.
Ngược lại, HHG giảm sàn -7,7% xuống 1.200 đồng. PVL giảm sàn 9,5% về 1.900 đồng.
Trên UPCoM, với sắc đỏ lất át, chỉ số UPCoM giảm mạnh hơn trong phiên chiều và thanh khoản cải thiện mạnh.
Đóng cửa, với 88 mã tăng và 64 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (-0,79%) xuống 75,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,18 triệu đơn vị, giá trị 447,53 tỷ đồng, tăng 49% về khối lượng và 55% giá trị so với phiên 13/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,8 triệu đơn vị, giá trị 125,6 tỷ đồng.
Trong số 6 mã thanh khoản cao nhất, cổ phiếu CEN gây ấn tượng với mức tăng trần 14,7% lên 3.900 đồng, khớp lệnh 1,68 triệu đơn vị, cao thứ 4.
Dẫn đầu thanh khoản vẫn là BSR với lượng khớp 7,22 triệu đơn vị, kết phiên giảm 3,1% về 15.600 đồng.
C4G khớp lệnh thứ 2 với 3,25 triệu đơn vị, giảm 3,6% về 10.700 đồng.
LMH và VHG đứng giá tham chiếu, khớp lệnh 2,1 triệu và 1,5 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, trong đó hợp đồng VN30F2303 đáo hạn trong tuần này đã giảm 10,1 điểm (-1%) về 1.037,6 điểm, khớp lệnh 273.728 đơn vị, khối lượng mở 45.096 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, trong đó mã CHPG2221 dẫn đầu thanh khoản với 5,117 triệu đơn vị khớp lệnh, kết phiên đứng giá tham chiếu 10 đồng/CQ.