Cụ thể, Rchăm H’Đuy (SN 1975), Kpă H’Khai (SN 1974), Siu H’Loanh (SN 1972) và Siu H’Vưn (SN 1962, cùng ngụ xã Ia Trôk, H.Ia Pa) lập nhóm, lên kế hoạch dùng sổ đỏ giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Để thực hiện hành vi, nhóm của H’Đuy lên mạng xã hội liên hệ với các đối tượng (chưa rõ lai lịch) làm giả sổ đỏ do H.Ia Pa cấp. Sau khi có sổ đỏ giả, nhóm này mang đi thế chấp cho các cá nhân và cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên địa bàn huyện Ia Pa, lấy tiền tiêu xài.
Theo kết quả điều tra, các đối tượng đã làm giả 9 sổ đỏ, 1 căn cước công dân mang tên R.H’D. Sau đó, các đối tượng đã sử dụng 7 sổ đỏ giả trên đem thế chấp để vay số tiền 355 triệu đồng.
Còn tại tỉnh Kon Tum, thời gian qua, thông qua việc đăng ký đất đai, công chứng các hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở trên địa bàn đã phát hiện nhiều trường hợp làm giả sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân.
Trên đây chỉ là một số vụ việc liên quan đến hành vi làm giả sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thực tế trên bắt nguồn từ việc không khó để tìm địa chỉ làm giấy tờ giả, bởi hiện nay nhiều trang facebook, zalo… công khai nhận “làm sổ hồng”, “làm sổ đỏ” với cam kết giống đến 100% so với bản thật, do vậy tình trạng nhiều đối tượng đặt làm giả sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến hết sức phức tạp, đề nghị người dân nâng cao cảnh giác để tránh sập bẫy các đối tượng lừa đảo.
Xem thêm: lmth.466441_neit-yav-oc-mac-ev-med-gnam-nert-aig-od-os-tad/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc