vĐồng tin tức tài chính 365

Gạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 4: Đại lộ Trường Sa và chủ quyền Tổ quốc

2023-03-15 11:15
Đường Trường Sa ở Đà Nẵng hiện nay, con đường nhắc nhớ chủ quyền Tổ quốc - Ảnh: B.D.

Đường Trường Sa ở Đà Nẵng hiện nay, con đường nhắc nhớ chủ quyền Tổ quốc - Ảnh: B.D.

Nhưng không nhiều người biết rằng từng có một con đường Trường Sa khác được gọi tên từ ý nguyện lòng dân Đà Nẵng tưởng nhớ máu xương vệ quốc bi tráng 14-3-1988.

Tưởng nhớ lính Gạc Ma

Nhà nghiên cứu lịch sử Võ Hà - Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng - cung cấp cho chúng tôi một tư liệu lịch sử. Đó là bản tin đăng trên những số báo thời điểm Gạc Ma bị Trung Quốc cưỡng chiếm tháng 3-1988. 

Trong những dòng tin ấy, đằng sau nỗi uất nghẹn, thương nhớ của người Đà Nẵng khi cùng lúc mất bảy người con là đồng loạt các hoạt động tưởng niệm, góp tiền, góp công sức hướng về Trường Sa của quân, dân và các hội đoàn tại thành phố biển.

Một bản tin đã đăng thế này: "Những ngày này (1988) nhân dân phường Hòa Cường luôn hướng về Trường Sa, đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất, lấy ngày 14-4-1988 khởi công xây dựng một con đường từ tây sang đông phường mang tên đường Trường Sa".

Tìm về phường Hòa Cường cũ, lần hỏi những người cao niên ở đây, chúng tôi được bà con chỉ tuyến đường 30-4 kết nối hai trục đường huyết mạch sầm uất của Đà Nẵng là Nguyễn Hữu Thọ và Núi Thành (phường Hòa Cường Bắc). 

Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, cũng khẳng định thông tin này và nói rằng từng có một con đường Trường Sa như thế tồn tại trên trục 30-4 hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Hai ở phường Hòa Cường Bắc, TP Đà Nẵng, kể rằng thời điểm bà con nhận tin dữ về bảy liệt sĩ trong một phường hy sinh, Trường Sa là một lối đi nhỏ nối từ khu vực sân bay Đà Nẵng qua sông Hàn.

Bà Nguyễn Thị Hai

Thời điểm đó, chúng tôi nhận tin có bảy chiến sĩ Hòa Cường hy sinh ở Gạc Ma thì nỗi uất nghẹn trào dâng. Dân cư thưa thớt nên cả phường lúc đó giống như đại tang, nơi đâu cũng thấy nỗi buồn đau, tiếc thương. Để tưởng niệm sự kiện đau buồn này, bà con gọi vệt dân cư cũ là tuyến Trường Sa rồi quen miệng dần. Tới giờ mỗi khi có ai hỏi đường Trường Sa ở đâu thì người già thế hệ chúng tôi đều nhớ tuyến 30-4 chứ không nghĩ con đường dọc biển ở Ngũ Hành Sơn như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Bảy, cán bộ hưu trí từng sống ở phường Hòa Cường cũ, cũng kể rằng ngay sau lễ tang chung bảy liệt sĩ, hàng ngàn người dân, cán bộ ở phường đã phát động phong trào hướng về Trường Sa thân yêu.

 Tuyến đường nối từ sông Hàn qua sân bay Đà Nẵng cây cối mọc um tùm được bà con phát dọn, làm công trình biểu tượng để tưởng niệm bảy liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống.

Chỉ sau vài ngày, con đường thông thoáng được mở ra và được bà con đồng lòng gọi tên là Trường Sa. Không ai có thể ngờ, từ một vệt dân cư thưa thớt, chỉ sau ít năm đã biến thành tuyến đường sầm uất. 

Bây giờ dù thay đổi hoàn toàn, trong tâm trí những thế hệ người Đà Nẵng từng trải ngày bi tráng 1988, đường 30-4 vẫn là con đường Trường Sa thương nhớ năm nào.

Con đường lịch sử

Chúng tôi chạy dọc con đường thẳng tắp, mềm như dải lụa nằm giữa những hàng cây lớn bám biển từ Đà Nẵng vào Hội An. Trường Sa bây giờ không chỉ là con đường sầm uất phục vụ du lịch, là điểm nhấn giao thông và đô thị của thành phố biển Đà Nẵng, mà còn là con đường lịch sử.

Người dân Đà Nẵng và mỗi người Việt khi đi trên đại lộ này, nhìn bảng tên và thấy con đường ôm dọc biển đều thấy lòng trào dâng những cảm xúc bồi hồi. 

Trường Sa không chỉ là tên gọi một quần đảo, một vùng máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc mà còn là nơi các liệt sĩ tuổi thanh xuân đã mãi mãi nằm lại nơi sóng nước. Trong số ấy có những người con kiên trung của Đà Nẵng.

Nhiều nơi trên cả nước đã đặt tên đường Trường Sa để nhắc nhớ chủ quyền, nhưng Trường Sa ở Đà Nẵng còn mang một câu chuyện bi hùng khác về bảy liệt sĩ tới nay xương cốt vẫn chưa thể trở về với gia đình. 

Đường Trường Sa ở Đà Nẵng nối liền Hoàng Sa với đoạn giữa là Võ Nguyên Giáp như thông điệp nhắc nhớ nhau rằng để có toàn vẹn lãnh thổ, biết bao xương máu cha ông đã ngã xuống.

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng khẳng định rằng không ngẫu nhiên mà đường Trường Sa hiện nay được chọn đặt ở vị trí hiện tại, thay vì nằm ở tuyến 30-4 như trong cách gọi của người Đà Nẵng. 

Theo ông Tiếng, trước ngày Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam, cơ cở hạ tầng vẫn còn hạn chế, thành phố vẫn còn ngổn ngang. Dù người dân ngày ấy gọi là đường Trường Sa nhưng thực tế thời điểm đó chưa chính thức nằm trong văn bản hành chính nào.

Ông Tiếng cho rằng lúc dự án giao thông kết nối sân bay Đà Nẵng với sông Hàn triển khai, việc đặt tên đường lịch sử được đặt ra. 

Tuy nhiên, theo ông Tiếng, khi lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân thì phần lớn đều có chung ý nguyện rằng dù đã gọi thành tên, nhưng Trường Sa phải được đặt ở một nơi trang trọng, lan tỏa xứng đáng.

"Chúng tôi thống nhất rằng cần lấy tên Trường Sa đặt ở nơi liên quan đến biển đảo mà tốt nhất là vệt biển vì sẽ thông suốt được với Hoàng Sa. Con đường này cũng có chiều dài xứng tầm, là tuyến tấp nập khách du lịch và cũng đi qua danh thắng Ngũ Hành Sơn. 

Trên đỉnh núi có một tấm bia do vua Minh Mạng lập năm 1837 có in ba chữ: Vọng Hải Đài. Ý nguyện này nhận được sự đồng tình của đa số người dân Đà Nẵng, trong đó có thân nhân các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma 1988", ông Tiếng cho biết.

Sau hàng chục năm trong nỗi nhớ thương của người dân Đà Nẵng cũng như đồng bào cả nước, tại kỳ họp thứ 16, khóa 7 diễn ra ngày 14-7-2010, HĐND TP Đà Nẵng đã quyết định đặt tên cho 128 tuyến đường của thành phố. 

Và cùng với đường Hoàng Sa, con đường Trường Sa nối liền một dải ven bờ Biển Đông chính thức được gọi tên ở vị trí trang trọng hiện nay.

Đường Trường Sa từ ý nguyện lòng dân Đà Nẵng năm 1988 nay được đặt tên đường 30-4 - Ảnh: B.D.

Đường Trường Sa từ ý nguyện lòng dân Đà Nẵng năm 1988 nay được đặt tên đường 30-4 - Ảnh: B.D.

Đà Nẵng dậy sóng năm ấy

Những tin bài báo chí ở thời điểm vệ quốc bi tráng tại Gạc Ma được đọc lên sau 35 năm vẫn rưng rưng:

Báo Nhân Dân, số 12326, ngày 11-4-1988.

Nhân dân phường Hòa Cường, thành phố Đà Nẵng, một phường có nhiều chiến sĩ mất tích nhất ở Trường Sa, đã họp mít tinh phản đối Trung Quốc, đồng thời gửi thư hoan nghênh tinh thần anh dũng chiến đấu của các chiến sĩ Trường Sa kiên cường giữ vững lá cờ của Tổ quốc trước mũi súng khiêu khích của quân thù. Trong số 74 cán bộ, chiến sĩ của ta mất tích ở Trường Sa, có tám đồng chí là con em của phường Hòa Cường...

"Đặc biệt, có 2.500 phụ lão đại diện cho 25.000 phụ lão của Hội Phụ lão thành phố đã tổ chức họp mít tinh, biểu thị tình cảm yêu thương sâu sắc đối với các chiến sĩ Trường Sa và phản đối hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc; đồng thời phát động Tuần lễ hướng về Trường Sa thân yêu từ ngày 29-3 đến 6-4 và góp được 800.000 đồng... 

Ngoài ra, phụ lão thành phố còn trích 50.000 đồng để mua quà, thăm hỏi động viên, giúp đỡ những gia đình có con em mất tích ở Trường Sa. 

Đồng thời, để vận động những hoạt động thiết thực hơn nữa, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng phối hợp với Ủy ban bảo vệ hòa bình tỉnh tập trung tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo để hiểu rõ tình hình ở Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam..." - báo Quảng Nam - Đà Nẵng, ngày 12-4-1988.

*************

35 năm từ ngày 64 người lính tuổi đôi mươi ngã xuống ở Gạc Ma, có những lễ giỗ lặng lẽ được tổ chức tại các vùng biển dọc quê hương của các liệt sĩ. 

Hình ảnh xót xa nhất là những người mẹ chống gậy lần mò tên con trong bảng ghi danh rồi gục đầu khóc.

>> Kỳ tới: Vọng khúc bi tráng Gạc Ma

Gạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 3: Cả làng tìm vợ cho người thương binh Gạc MaGạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 3: Cả làng tìm vợ cho người thương binh Gạc Ma

Trong nhiều người lính trẻ ra làm nhiệm vụ ở Trường Sa vào thời điểm lịch sử tháng 4-1988, có một chiến sĩ quê Quảng Bình ngày trở về với thân thể đầy thương tật, ốm đau.

Xem thêm: mth.13982059051303202-couq-ot-neyuq-uhc-av-as-gnourt-ol-iad-4-yk-ut-tab-nort-gnov-man-53-am-cag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gạc Ma - 35 năm vòng tròn bất tử - Kỳ 4: Đại lộ Trường Sa và chủ quyền Tổ quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools