vĐồng tin tức tài chính 365

Sẵn sàng đón khách Trung Quốc trở lại, kỳ vọng mùa hè “cháy tour”

2023-03-15 14:55

Từng bước khôi phục nguồn khách hàng

Không chỉ các doanh nghiệp lữ hành, nhiều khách sạn và resort tại Tp.Đà Nẵng đang tích cực làm việc với đối tác phía Trung Quốc để chuẩn bị nhận khách, sau thông tin Trung Quốc sẽ mở cửa cho khách đoàn đến Việt Nam từ 15/3.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng Giám đốc Furama Resort Danang cho biết sau khi có thông tin mở cửa du lịch với Việt Nam, đối tác lữ hành của Trung Quốc đã bắt đầu làm việc cùng các cơ sở lưu trú Tp.Đà Nẵng trong việc khôi phục hoạt động du lịch.

Theo ông Quỳnh, trong giai đoạn đầu có thể khách Trung Quốc sẽ quay lại trên các chuyến bay thuê chuyến. Sau khi nguồn khách ổn định, các hãng hàng không sẽ nối lại những đường bay thẳng thường lệ giữa Tp.Đà Nẵng và các thành phố phía Trung Quốc.

"Cùng với khách Hàn Quốc, khách Trung Quốc quay lại sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển du lịch Đà Nẵng và Hội An bởi đây là thị trường khách truyền thống chiếm thị phần lớn trong cơ cấu nguồn khách quốc tế của hai điểm đến này", ông Quỳnh nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Xoang, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Hải Vân Cát - doanh nghiệp chuyên khai thác thị trường Trung Quốc, cho rằng những đoàn khách Trung Quốc đầu tiên có thể vào Tp.Đà Nẵng vào tháng 4 hoặc tháng 5/2023.

Trong đó, việc khôi phục các đường bay là yếu tố quan trọng nên các doanh nghiệp lữ hành rất chờ đợi tín hiệu mở lại đường bay từ các hãng hàng không 2 nước.

Theo các doanh nghiệp chuyên thị trường Trung Quốc, việc chuẩn bị và đón du khách Trung Quốc quay lại lần này hoàn toàn không có trở ngại nào, bởi miền Trung đã có nhiều kinh nghiệm do đây là thị trường truyền thống rất quen thuộc của các tỉnh miền Trung.

Tiêu dùng & Dư luận - Sẵn sàng đón khách Trung Quốc trở lại, kỳ vọng mùa hè “cháy tour”

Khách du lịch Trung Quốc là nguồn khách hàng lớn của thị trường du lịch Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Tp.Đà Nẵng cho rằng, Việt Nam đã có thời gian dài chuẩn bị, nhất là từ sau khi Trung Quốc cho phép công dân ra nước ngoài đầu năm 2023, nên hiện là lúc thích hợp để Việt Nam đón nguồn khách này vì mọi việc đều đã sẵn sàng.

Theo ông Dũng, các doanh nghiệp trong nước "rất phấn khích". Nguồn lực trong các khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên đã đủ. Các điểm du lịch đã mở lại và vận hành hoàn toàn suốt năm qua.

Năm 2019, Tp.Đà Nẵng đón 900.000 lượt khách Trung, năm nay dự kiến đón 200.000-300.000 khách. Với số lượng này, Thành phố này hoàn toàn "đủ sức" và "tự tin" đón khách Trung quay trở lại.

Tương tự, ông Võ Quang Hoàng, Chủ tịch Hội Khách sạn tỉnh Khánh Hoà, cho hay các khách sạn tại địa phương luôn trong tâm thế sẵn sàng đón khách Trung Quốc.

Địa phương này có hơn 1.100 khách sạn, cơ sở lưu trú, khoảng 60.000 phòng, trong đó khoảng 50% từ 3 đến 5 sao. Số khách sạn ở địa phương đang hoạt động gần 80%, dù chưa mở hết nhưng vẫn đủ đón lượng khách lớn.

"Nếu sự ổn định về nguồn khách kéo dài khoảng một tháng thì các đơn vị làm du lịch Khánh Hoà đều vận hành trở lại hoàn toàn. Nhân sự vẫn được đảm bảo phục vụ với lượng khách dự kiến đến Khánh Hoà 10-15 chuyến bay mỗi ngày, thậm chí 30 chuyến”, ông Hoàng khẳng định.

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel: “Việt Nam cần sớm thông báo chính sách visa rõ ràng, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, thống nhất các quy định về kiểm soát dịch song phương đối với thị trường Trung Quốc”.

Ngành hàng không cần sớm phục hồi mạng lưới các đường bay thường lệ, charter từ Trung Quốc đến các thị trường Tp.Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc. Việt Nam cũng cần quảng bá hình ảnh nhiều hơn nữa trên các kênh, mạng xã hội thịnh hành ở nước bạn hiện nay như Weibo, Tiktok, WeChat, QQ, Baidu.

Cung cấp những dịch vụ, sản phẩm đón khách phù hợp

Tuy vậy, việc chuẩn bị đón khách Trung Quốc cũng cần một vài điều quan tâm. Đây là thị trường lớn, nhưng trong quá trình đón khách Trung Quốc từng tồn tại những bất cập tại một số địa phương. Một trong số đó là tour giá rẻ (0 đồng), lừa đảo trong mua bán hàng hóa. Những điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu du lịch Việt, gây thiệt hại cho toàn ngành.

Còn PGS.TS. Phạm Trung Lương, chuyên gia du lịch đánh giá, trên bình diện toàn cầu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới. Thống kê năm 2019, Trung Quốc chi tiêu cho du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới với 255 tỷ USD.

Việt Nam là quốc gia kề bên, đây là lợi thế rất lớn trong việc hút khách từ thị trường rộng lớn này. Năm 2019 (trước dịch Covid-19), Trung Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam với 5,8 triệu lượt khách, chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế.

Vì vậy, khi khách du lịch Trung Quốc trở lại Việt Nam, để đón bắt cơ hội này, Việt Nam cần rà soát tất cả những gì chưa phù hợp với đặc điểm thị trường Trung Quốc. Từ đó cung cấp những dịch vụ, sản phẩm đón khách phù hợp hơn.

“Nói đơn giản, nếu khách ào ào qua nhưng chúng ta chưa chuẩn bị tốt, khai thác sẽ không hiệu quả. Làm du lịch không thể chờ người ta đến, mình có gì cung cấp cái đó. Phải thiết kế, xây dựng được sản phẩm, dịch vụ du khách họ cần. Chúng ta mong muốn đón bắt cơ hội này, bứt tốc thì không còn cách nào, phải chuẩn bị thật kỹ để “đón khách đến nhà”. Thái Lan, Indonesia, Singapore… là những đối thủ lớn, họ có nhiều lợi thế và sức cạnh tranh”, ông Lương chia sẻ.

Chuyên gia này chỉ ra, thứ nhất, thị trường Trung Quốc có rất nhiều phân khúc khách khác nhau. Các doanh nghiệp cần xác định nhắm tới phân khúc nào. Khi xác định rõ được vấn đề này thì sẽ có sự chuẩn bị phù hợp với phân khúc đó.

“Thứ hai, đây cũng là thời điểm tốt để rà soát cơ cấu lại, không vì thiếu khách mà buông lỏng. Phần lớn du khách Trung Quốc đến Việt ở phân khúc thấp và trung bình. Một mặt chúng ta rất chào mừng, nhưng mặt khác cũng cương quyết trong quản lý điểm đến, hạn chế các vấn đề tiêu cực từng được phản ánh”, ông Lương nói.

Mặc dù là thị trường du lịch lớn nhưng trong quá trình đón du khách Trung Quốc đã tồn tại những bất cập như xuất hiện tour 0 đồng, lừa đảo trong mua bán hàng hóa... ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành du lịch nên phải quản lý rất chặt doanh nghiệp, không để lặp lại việc này.

Rõ ràng có cơ hội tiếp cận một thị trường đông dân như Trung Quốc, mục tiêu của Việt Nam về khách quốc tế sẽ dễ thành hiện thực hơn. Song dù vậy, vẫn cần sự quyết liệt hơn trong các chính sách, trong đó có vấn đề về visa. Các doanh nghiệp cũng cần nhanh nhẹn, chủ động hơn.

“Mục tiêu đặt ra như vậy nhưng lưu ý không chạy theo số lượng đơn thuần. Quan trọng nhất vẫn thu lại được bao nhiêu. Để đón cơ hội, nhất thiết phải cơ cấu lại, phục vụ ra phục vụ, thu ra thu. Việt Nam không phải điểm đến theo cách xô bồ. Trong chiến lược phát triển du lịch, chúng ta nêu rõ việc quan tâm nhiều đến chất lượng”, PGS.TS. Phạm Trung Lương nhấn mạnh.

Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển Điểm đến Outbox cũng cho rằng, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam vẫn còn quá ít thông tin về thị trường cũng như triển khai thành công các chiến dịch quảng bá, thu hút khách Trung Quốc.

Vì vậy, điều chúng ta cần làm hiện nay là đẩy mạnh quảng bá, tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn hơn nữa để đưa Việt Nam trở thành điểm cần phải đến với khách Trung Quốc.

Xem thêm: lmth.417795a-ruot-yahc-eh-aum-gnov-yk-ial-ort-couq-gnurt-hcahk-nod-gnas-nas/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẵn sàng đón khách Trung Quốc trở lại, kỳ vọng mùa hè “cháy tour””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools