vĐồng tin tức tài chính 365

Bỏ tạm giữ xe vi phạm được không?

2023-03-17 07:40
Xe máy phủ bụi xám xịt, biến dạng ở kho tạm giữ Công an quận Bình Tân -  Ảnh: NGỌC KHẢI

Xe máy phủ bụi xám xịt, biến dạng ở kho tạm giữ Công an quận Bình Tân - Ảnh: NGỌC KHẢI

Ban Pháp chế HĐND TP.HCM vừa tổ chức giám sát chuyên đề về công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo quy định nghị định 138/2021. Qua giám sát, xe máy bị tạm giữ chiếm số lượng lớn, trong khi kho bãi không đủ điều kiện khiến xe vi phạm hư hỏng, biến dạng.

Câu hỏi đặt ra là: không tạm giữ phương tiện có được không?

Áp lực kho bãi

Hiện nay xe lưu giữ tại các kho, bãi là xe vi phạm giao thông bị tạm giữ hoặc tịch thu do chủ xe hoặc người vi phạm bỏ lại và xe tang vật liên quan các vụ án, tội phạm. Bên cạnh đó là lượng xe vi phạm bị tạm giữ mới được bổ sung hằng ngày khiến kho bãi quá tải.

Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên, TS Cao Vũ Minh (Trường ĐH Kinh tế - Luật), cho rằng do nghị định 100 (xử phạt vi phạm giao thông) và nghị định 123 sửa đổi bổ sung nghị định 100 lại quy định mở rộng quá nhiều trường hợp tạm giữ xe so với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt Luật).

Cụ thể, điều 125 luật này quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là biện pháp ngăn chặn và chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết gồm: để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Trong khi đó, nghị định xử phạt giao thông quy định rất nhiều trường hợp xe máy vi phạm bị tạm giữ. Mà nhiều lỗi trong đó không thật cần thiết phải tạm giữ xe.

"Cần đánh giá lại lỗi vi phạm nào thật cần thiết tạm giữ xe máy. Tránh việc tạm giữ quá nhiều vừa tạo áp lực cho cơ quan nhà nước vừa dẫn đến nguy cơ hư hỏng tài sản của người dân", TS Vũ Minh góp ý.

Đồng tình, luật sư Hứa Thị Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng có thể tạm giữ giấy phép lái xe và tăng mức phạt nặng nếu lái xe ra đường mà thiếu giấy phép.

"Ngay cả với lỗi vi phạm nồng độ cồn, nếu nhận thấy người vi phạm tỉnh táo, chấp hành hiệu lệnh thì có thể cho người thân đến đưa xe máy về, chỉ tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy đăng ký xe. Như vậy vừa ngăn chặn được nguy cơ người nhậu gây tai nạn vừa có thể ngăn chặn tái phạm...", luật sư Thảo nói.

Cần tinh gọn thủ tục

Một vướng mắc được cơ quan công an nêu ra tại các buổi giám sát khiến xe máy tạm giữ, tịch thu đầy kho bãi đó là quy trình thủ tục bán phát mãi, bảo lãnh rườm rà, nhiêu khê, khó thực hiện.

Cụ thể, để bán được một xe máy từ khi người vi phạm bỏ xe phải tuân thủ thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là một năm và trải qua các bước thông báo, tịch thu, thẩm định giá bán đấu giá mất khoảng 2-3 năm. Do đó, đến khi bán được thì xe máy cũng hư hỏng nhiều, rất lãng phí.

Theo TS Cao Vũ Minh, quy định bảo lãnh tang vật, phương tiện đã có nhưng thực tiễn áp dụng rườm rà, cần cơ quan chức năng nghiên cứu tinh gọn. Tương tự quy trình tịch thu, bán đấu giá xe máy vi phạm cũng hoàn toàn có thể rút gọn.

Còn luật sư Hứa Thị Thảo cho rằng trong bối cảnh phương thức quản lý xã hội theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, các cơ quan chức năng cần rà soát lại toàn bộ quy trình xử lý xe tang vật, xe vi phạm.

"Tôi nhận thấy cơ quan chức năng có điều kiện để tinh gọn thủ tục. Chẳng hạn hiện nay quản lý dân đã có kho dữ liệu và ngày càng tích hợp nhiều hơn như dữ liệu cư trú, mã số thuế, tài khoản ngân hàng...

Hoặc việc đóng tiền phạt vi phạm giao thông, vi phạm hành chính khác đã có thể thực hiện qua cổng dịch vụ công. Nếu rà soát, tận dụng ngay các tiện ích trên thì có thể tinh gọn thủ tục xử lý xe vi phạm", luật sư Hứa Thị Thảo nói.

Cũng theo luật sư Thảo, hiện nay ngoài cơ quan công an còn các lực lượng cần đến kho bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm như quản lý thị trường, thi hành án... Nhất là các kho bảo đảm tiêu chuẩn để bảo quản đối với chất độc, phóng xạ, chất dễ cháy nổ hoặc hàng hóa đặc biệt.

Nếu tinh gọn được thủ tục xử lý thì sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn so với việc phải loay hoay bố trí kho bãi tạm giữ.

Hàng chục lỗi tạm giữ xe

Ngoài các lỗi vi phạm nồng độ cồn theo các mức được đánh giá là nguy cơ cao dẫn đến tai nạn cần tạm giữ xe để ngăn chặn hậu quả, thì nghị định 100 và nghị định 123 còn rất nhiều lỗi khác cũng buộc tạm giữ xe như: điều khiển xe đi vào đường cao tốc, lái xe buông cả hai tay, dùng chân điều khiển xe, ngồi về một bên, nằm trên yên xe, thay người điều khiển xe máy, lạng lách đánh võng, chạy một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh, điều khiển xe thành nhóm chạy quá tốc độ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, không có giấy đăng ký xe hoặc giấy đăng ký xe hết hạn, xe không gắn biển số...

Xe vi phạm chất đống vì chủ xe bỏ luônXe vi phạm chất đống vì chủ xe bỏ luôn

Công an TP Thủ Đức đã chỉ ra quy trình xử lý xe vi phạm giao thông từ lúc tạm giữ cho đến khi thanh lý mất khoảng 3 năm, và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ đến đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP.HCM ngày 14-3.

Xem thêm: mth.64520812261303202-gnohk-coud-mahp-iv-ex-uig-mat-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỏ tạm giữ xe vi phạm được không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools