vĐồng tin tức tài chính 365

Vợ cũ không cho tôi thăm con, phải làm sao?

2023-03-17 10:06
Vợ cũ không cho tôi thăm con, phải làm sao? - Ảnh 1.

Vợ cũ lấy lý do 'con đi học' để không cho tôi thăm con - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Tôi và cô A. (vợ cũ) không đăng ký kết hôn nhưng có 1 con chung. Sau một thời gian chung sống, tôi cảm thấy không cùng quan điểm nên đã chia tay.

Từ thời điểm đó, cô A. bế con đi và không cho tôi thăm gặp. Tôi nhiều lần đến chung cư nơi cô A. sống để xin gặp con nhưng cô A. luôn lấy lý do con đi học, con không muốn gặp tôi để từ chối.

Tôi đã khởi kiện giành quyền nuôi con ở tòa. Tuy nhiên, khả năng tôi được thay đổi quyền nuôi con là rất thấp. Tôi phải làm sao?

Giả sử tòa tuyên tôi không giành được quyền nuôi con, yêu cầu mẹ cháu phải cho tôi thăm gặp nhưng mẹ cháu vẫn lấy lý do cháu không muốn gặp tôi để ngăn cản (vì hiện nay cháu còn bé phải phụ thuộc vào mẹ) thì tôi phải làm thế nào?

Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

Luật sư Lê Trung Phát trả lời:

Luật sư Lê Trung Phát

Luật sư Lê Trung Phát

Hiện nay, ông đã làm thủ tục khởi kiện tại tòa án, sẽ có hai khả năng xảy ra: Một là ông được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Hai là 'vợ cũ' của ông được trực tiếp nuôi dưỡng.

Dù bản án của tòa tuyên giao con cho vợ cũ của ông trực tiếp nuôi dưỡng, thì trong bản án cũng ghi nhận quyền được thăm nom con của ông.

Như vậy, khi bản án có hiệu lực pháp luật thì ông được quyền thăm con của mình mà không có bất kỳ ai được cấm cản.

Lúc đó, nếu 'vợ cũ' vẫn hạn chế quyền này, ông làm đơn gửi lên cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án.

Nếu 'vợ cũ' vẫn không chịu thi hành, thì ông có thể yêu cầu cơ quan thi hành án để họ có biện pháp thi hành.

Trường hợp người vợ vẫn cố tình không thi hành và cơ quan thi hành án vẫn không thi hành được bản án thì ông có thể liên hệ với công an địa phương để được hỗ trợ, hoặc ông lập các bằng chứng cho việc 'vợ cũ' đã không chấp hành bản án.

Sau đó, ông có thể khởi kiện lại việc thay đổi người nuôi dưỡng, bởi vợ ông đã không đảm bảo quyền thăm nom con của ông.

Hoặc ông có thể gửi đơn lên cơ quan công an, đề nghị xem xét xử lý tội không chấp hành bản án theo điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Sau ly hôn, vi phạm thỏa thuận nuôi con, xử lý thế nào?Sau ly hôn, vi phạm thỏa thuận nuôi con, xử lý thế nào?

Sau khi ly hôn, vừa qua, vợ cũ của tôi mang con về quê và chuyển trường luôn cho con về đó, trong khi cô ấy không có việc làm.

Xem thêm: mth.77031033180303202-oas-mal-iahp-noc-maht-iot-ohc-gnohk-uc-ov/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vợ cũ không cho tôi thăm con, phải làm sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools