vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất xây dựng bảo hiểm trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư

2023-03-17 16:12

Bảo hiểm trái phiếu thiếu tính khả thi

Tranh luận tọa đàm "Giải pháp khơi thông thị trường vốn" do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng 17/3, ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban KTTW nêu quan điểm nên có định chế bảo hiểm cho các khoản đầu tư vào trái phiếu.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp chia sẻ, hiện nay vấn đề cốt lõi gây khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề niềm tin xuất phát từ kinh tế vĩ mô ổn định và các khoản đầu tư của nhà đầu tư được bảo vệ dưới nhiều hình thức.

Tuy nhiên, cả hai yếu tố trên đều đang thiếu tại thị trường Việt Nam, nên ông Tú Anh đề xuất nên nâng cao vai trò của bảo hiểm. Cụ thể, với nhà đầu tư trái phiếu cá nhân không/chưa chuyên nghiệp, ông Tú Anh cho rằng bên cạnh việc đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư nên mua thêm sản phẩm bảo hiểm trái phiếu.

“Công ty bảo hiểm sẽ đứng ra cam kết trái phiếu tốt, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu mà không được thanh toán theo đúng nghĩa vụ do tổ chức phát hành công bố thì bảo hiểm sẽ chi trả và chịu trách nhiệm đối với nhà đầu tư”, ông Tú Anh nói.

Đồng thời, đại diện Ban KTTW cũng bày tỏ nếu có bảo hiểm đầu tư, đánh giá rủi ro và bán rủi ro (công ty bảo hiểm), khi có bảo hiểm thì nhà đầu tư sẽ tín nhiệm, tin và xuống tiền.

Đây vừa là phương thức để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư với kênh trái phiếu doanh nghiệp, vừa là cách bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro của việc đầu tư trái phiếu.

Tài chính - Ngân hàng - Đề xuất xây dựng bảo hiểm trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư

Ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban KTTW.

Nêu quan điểm về kiến nghị trên, bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết tại Mỹ có định chế tương tự từ năm 1970 để bảo hiểm cho đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, đây là loại bảo hiểm cho tài sản của nhà đầu tư chứ không bảo hiểm cho giá trị khoản đầu tư. Nếu tài khoản đó không bị mất vì những lý do trái pháp luật trên thị trường như bị ăn cắp, sử dụng trái phép thì thông qua cơ chế, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu công ty chứng khoán phải nộp khoản tiền nhất định.

Do đó, bà Bình cho biết cần phải thận trọng, suy nghĩ kỹ càng về tính khả thi của bảo hiểm giá trị của trái phiếu - một sản phẩm mà chất lượng được đánh giá bằng năng lực, tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng lại cho rằng trên thế giới không hề có loại bảo hiểm nào là bảo hiểm cho trái phiếu, kể cả là tại thị trường Mỹ, đây là một đề xuất "vô tiền khoáng hậu". Nguyên do bởi nếu có phát sinh thêm lại bảo hiểm trên, chi phí bảo hiểm sẽ rất cao, gây bất lợi cho tất cả các nhân tố tham gia vào kênh huy động vốn này.

Vì vậy, ông Hiếu khẳng định bảo hiểm là một phương án không khả thi, không thể áp dụng đối với kênh trái phiếu.

“Nếu có một trường hợp tương tự thì chỉ có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho trái phiếu, nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào sự tín nhiệm, lòng tin với ngân hàng để đưa ra quyết định đầu tư trái phiếu được ngân hàng đó bảo lãnh”, ông Hiếu khẳng định.

Nghị định 08 đúng nhưng chưa đủ

Chia sẻ đánh giá về tác động của Nghị định 08 được Chính phủ ban hành thời gian gần đây, tất cả các chuyên gia đều đồng quan điểm đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, cụ thể là Bộ Tài chính trong việc theo dõi sát sao thị trường để đưa ra những quyết sách kịp thời, thực tiễn.

Dưới góc độ của người trực tiếp tham gia vào quá trình góp ý cho Nghị định 08, ông Phạm Văn Hiếu - Phó Trưởng phòng Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết trong quá trình xây dựng Nghị định 65 và 08 được thực hiện trong 2 thời điểm tương đối khác nhau nhưng có điểm chung là đều nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của nhiều chuyên gia.

Nghị định 08 chỉ ra 2 điểm chính là là lùi thời hạn thi hành một số quy định (trong Nghị định 65) và quy định rõ hơn về quyền,trách nhiệm nhà đầu tư, nhà phát hành.

Với tư cách là cơ quan soạn thảo, ông Hiếu cho biết Bộ Tài chính hy vọng Nghị định 08 sẽ có tác động tích cực lên thị trường, giúp thị trường vốn sớm được khơi thông, đặc biệt là kênh trái phiếu.

Đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan ban hành nhưng ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam nhận xét Nghị định 08 chỉ đang kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 153.

Qua đó, các điều khoản chưa tạo được cơ chế mới, khác biệt để doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu một cách thuận lợi hơn. Để có thể phát hành, doanh nghiệp vẫn cần phải tự mình cố gắng, tự nâng tầm để đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, ông Quỳnh chia sẻ việc khơi thông ở giai đoạn này chỉ trong ngắn hạn.

“Nghị định 08 không giải quyết được nhiều vấn đề, chỉ giải quyết được vấn đề tái cấu trúc của doanh nghiệp. Nếu đàm phán giãn/hoãn nợ thành công, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để hồi phục”, ông Quỳnh nói.

Dù vậy, việc Nghị định 08 cho lùi thời gian xếp hạng tín nhiệm theo ông Quỳnh là chưa hợp lý bởi vấn đề cốt lõi của thị trường trái phiếu hiện nay là việc mất niềm tin của nhà đầu tư.

Phương án duy nhất để có thể lấy lại lòng tin là tiến hành xếp hạng tín nhiệm để thể hiện tính minh bạch, chuyên nghiệp của thị trường trái phiếu, từ đó khôi phục dần lòng tin của nhà đầu tư vào kênh huy động vốn này.

Tài chính - Ngân hàng - Đề xuất xây dựng bảo hiểm trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư (Hình 2).

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia thì nhận định bản chất vấn đề không phải trái phiếu doanh nghiệp mà thực chất vấn đề nằm ở thị trường BĐS và sự liên minh của thị trường này với các ngân hàng, thông qua các tập đoàn sân sau.

“Giá bất động sản bị đẩy lên phân khúc đầu cơ (phân khúc cao cấp), kéo theo toàn bộ mặt bằng lãi suất tăng cao. Vì lãi suất quá cao khiến nhà đầu tư mua bất chấp rủi ro, không cẩn trọng khi quyết định xuống tiền.

Có một vài vấn đề chưa thể dự liệu được, ví dụ như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sẽ đi về đâu hay như 5 tập đoàn lớn nhất về BĐS kết cục ra sao khi 3 năm trở lại đây kết quả đều âm, âm cả bán hàng, âm cả đầu tư, âm cả tài chính”, ông Nghĩa phân tích.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng Nghị định 08 ra đời đã giải quyết được 7 vấn đề lớn như cho phép nhà phát hành thêm một năm để tiếp tục phát hành trái phiếu riêng lẻ, người mua cũng thêm một năm chưa phải tuân thủ nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Cho phép doanh nghiệp thêm một năm nâng cao năng lực, cho phép doanh nghiệp sử dụng tài sản khác để trả nợ, cho phép gia hạn thêm 2 năm đồng nghĩa với việc cho phát hành thêm đợt phát hành trái phiếu mới để đảo nợ với lãi suất vẫn như cũ.

Đồng thời khiến nhà đầu tư, nhà phát hành có niềm tin và cảm giác có Nhà nước, Chính phủ đồng hành và không còn lo lắng về vấn đề hình sự hóa những sai phạm kinh tế.

Dù vậy, ông Nghĩa vẫn lo lắng mức độ tác động vào thực tiễn và lấy lại niềm tin chưa thể đánh giá được bởi bản chất vấn đề lại đang nằm ở việc khủng hoảng phân khúc BĐS.

Ông Nghĩa kiến nghị nên tập trung toàn bộ nguồn lực để xử lý cho phân khúc cho nhà ở giá rẻ, kéo giá toàn bộ thị trường BĐS đi xuống, từ đó cũng sẽ giải quyết được dần bài toán trái phiếu doanh nghiệp.

Xem thêm: lmth.093895a-ut-uad-ahn-ev-oab-peihgn-hnaod-ueihp-iart-meih-oab-gnud-yax-taux-ed/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất xây dựng bảo hiểm trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools