vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường chứng khoán phản ứng như thế nào trước những biến động tài chính?

2023-03-19 08:34

Giới phân tích nhận định cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra trong 2 ngày từ 20 - 21/03/2023 tới đây sẽ là tâm điểm của thị trường tài chính toàn cầu trong tuần giao dịch tới.

Tâm lý thận trọng bao trùm

Hai phiên giao dịch đầu tuần, các chỉ số chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh do ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực trên thị trường quốc tế sau vụ Ngân hàng SVB tại Mỹ sụp đổ.

Tâm lý thận trọng bao trùm kéo chỉ số VN-Index lùi về vùng hỗ trợ 1.030-1.040 điểm. Tuy nhiên, thị trường bất ngờ đón thông tin hỗ trợ trong phiên ngày thứ 4 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm một số lãi suất điều hành chủ chốt.

Lực cầu mua vào được kích hoạt kéo chỉ số VN-Index bật tăng ấn tượng 2,1% trong phiên ngày thứ tư. Mặc dù vậy, đà hứng khởi không duy trì được lâu khi chỉ số VN-Index mất điểm trong 2 phiên cuối tuần, khi hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) và phiên đáo hạn phái sinh ảnh hưởng mạnh tới diễn biến thị trường.

Kết thúc tuần giao dịch từ 13 -17/3, chỉ số VN-Index dừng ở mức 1.045,1, giảm 0,8% so với tuần trước trong khi chỉ số HNX-Index cũng sụt giảm 1,6% về mức 204,5 điểm và chỉ số UPCOM-Index giảm nhẹ 0,5% về mức 76,4 điểm.

Thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện trong tuần qua với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn tăng 18,2% lên mức 11.713 tỷ đồng/phiên.

Điểm tích cực là khối ngoại đã mua ròng mạnh với giá trị trên sàn HOSE đạt 2.163 tỷ đồng, tăng 136% tuần trước nhờ hoạt động giải ngân của các quỹ ETF như VNM ETF, Fubon ETF.

Tương tự, khối ngoại cũng gia tăng 76% giá trị mua ròng trên sàn HNX-Index lên mức 168 tỷ đồng trong khi bán ròng nhẹ 16 tỷ đồng trên sàn UPCOM-Index, tăng 17% so với tuần trước.

Thị trường chứng khoán phản ứng như thế nào trước những biến động tài chính? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Ngành bất động sản diễn biến tích cực trong tuần qua nhờ những thông tin hỗ trợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản còn được hỗ trợ từ thông tin Ngân hàng Nhà nước cũng hạ lãi suất điều hành.

Đà tăng của nhóm bất động sản được dẫn dắt bởi VHM tăng 1,2% và DXG tăng 2,2%, NVL tăng 3,1%, DIG tăng 3,7%. Đồng thời, cổ phiếu ngành chứng khoán chứng kiến một tuần tích cực khi nhóm ngành này được đánh giá là hưởng lợi từ xu hướng lãi suất giảm. Theo đó, SSI tăng 0,7% và VND tăng 1,4%.

Ngược lại, nhóm ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng tâm lý tiêu cực khi cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ và châu Âu bị bán tháo sau sự kiện Ngân hàng SVB sụp đổ.

Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng lớn như BID, STB, CTG, TCB giảm điểm và là nhân tố chính khiến các chỉ số chứng khoán trong nước điều chỉnh trong tuần vừa qua.

Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), động thái hạ một số lãi suất điều hành mới đây của Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự nhất quán trong định hướng điều hành đối với tổ chức tín dụng về việc tích cực tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Qua đó, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

"Đồng thời, chúng tôi cũng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng nền kinh tế sẽ được cải thiện so với mức thấp được Ngân hàng Nhà nước thông báo trong 2 tháng đầu năm nay", ông Hinh chia sẻ.

Theo ông Hinh, với việc mức lãi suất mục tiêu cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ theo kỳ vọng của thị trường đã giảm xuống khoảng 5,15% với thời điểm đạt đỉnh dự báo trong tháng 5 thay vì cuối năm, nếu lãi suất mục tiêu đạt đỉnh sớm hơn dự kiến thì sẽ là yếu tố thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước kéo giảm mặt bằng lãi suất huy động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn.

Vị chuyên gia này cũng thông tin, Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra trong 2 ngày 20 - 21/3/2023 sẽ là tâm điểm của thị trường tài chính toàn cầu trong tuần giao dịch tới.

Thị trường đang nghiêng về kịch bản FED tăng 25 điểm cơ bản lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới. Thậm chí, có một số tổ chức dự báo FED có thể tạm ngừng nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 3, tuy nhiên xác suất này thấp hơn.

Trong kịch bản cơ sở là FED tiếp tục tăng lãi suất điều hành, tâm lý của thị trường tài chính toàn cầu có thể vẫn sẽ thận trọng, chưa cải có sự cải thiện rõ nét. Mặt bằng lãi suất cao vẫn sẽ đặt ra thách thức đối với sức khỏe của một số tổ chức tài chính.

Trong nước, động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là tích cực đối với thị trường chứng khoán. Tuy vậy, tác động trong ngắn hạn sẽ chưa lớn và cần có thời gian để hiệu ứng tích cực lan tỏa tới các ngành, nghề và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong ngắn hạn, dòng tiền nội vẫn tương đối yếu do mặt bằng lãi suất trên thị trường vẫn còn cao hơn thời điểm trước COVID-19, cũng như những điểm nghẽn về trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, việc quỹ Fubon ETF chia nhỏ lượng giải ngân vào thị trường cũng khiến cho tác động tích cực của dòng tiền ngoại là không lớn.

Do vậy, thị trường trong nước sẽ khó bứt phá trong ngắn hạn và chỉ số VN-Index nhiều khả năng vẫn giao dịch trong biên độ hẹp từ mức 1.030-1.070 điểm trong tuần tới. Trong bối cảnh thị trường chưa hình thành xu hướng tăng rõ nét, việc mua vào và nắm giữ cổ phiếu chỉ nên thực hiện với tầm nhìn dài hạn (6 tháng - 1 năm).

Trong khi đó, việc giao dịch ngắn hạn tiềm ẩn rủi ro cao và chỉ phù hợp với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đồng thời, việc quản trị danh mục đầu tư vẫn nên được ưu tiên hàng đầu, duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy (margin) ở giai đoạn hiện nay để kiểm soát rủi ro, chuyên gia từ VNDIRECT khuyến nghị nhà đầu tư.

Có góc nhìn khá lạc quan, chuyên gia phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) Phạm Bình Phương nhận định, trong tuần qua xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng lớn đến VN-Index, tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì được mốc hỗ trợ quan trọng tại đường trung bình động (MA) 20 tuần.

Mirae Asset (Việt Nam) đánh giá đây là dấu hiệu tương đối tích cực, ủng hộ cho việc duy trì xu hướng hồi phục từ đầu tháng 3/2023 đến nay.

Ngược lại, Công ty cổ phần Chứng khoán MB cho rằng, tuần qua, dù thị trường được hỗ trợ bởi thông tin giảm lãi suất nhưng có thể thấy lực cầu nội cũng không mấy hào hứng.

Về kỹ thuật, khả năng thị trường lại duy trì trạng thái đi ngang trong biên độ hẹp ở tuần sau, thanh khoản cũng được dự báo sẽ giảm.

Chứng khoán thế giới trên đà tăng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong bối cảnh các thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh. Dù vậy, các thị trường chứng khoán thế giới kết thúc tuần trên đà tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán phản ứng như thế nào trước những biến động tài chính? - Ảnh 2.

Theo Dow Jones Market Data, trong cả tuần, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite của thị trường chứng khoán Phố Wall tăng 4,4%. Mức tăng của chỉ số Nasdaq Composite trong tuần qua là mạnh nhất kể từ tháng Một. Cũng trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 0,1% còn chỉ số S&P 500 tăng 1,4%.

Theo người phụ trách chiến lược đầu tư toàn cầu tại Viện Nghiên cứu đầu tư Wells Fargo Investment Institute, Paul Christopher, các thị trường trồi sụt trong tuần qua, do những lo ngại về tác động từ những căng thẳng của hệ thống ngân hàng đến nền kinh tế.

Những lo ngại về khả năng ứng phó của lĩnh vực ngân hàng trước tình trạng rút tiền gửi lại nổi lên sau khi SVB Financial Group sáng 17/3 thông báo nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Bảo hộ phá sản.

Tại châu Á, Các thị trường chứng khoán phiên 17/3 nối gót chứng khoán Mỹ và châu Âu lên điểm, khi các nhà giao dịch phản ứng tích cực trước việc hàng tỷ USD được chi để hỗ trợ cho các ngân hàng gặp khó khăn nhằm xoa dịu lo ngại về sự lây lan trong lĩnh vực này.

Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,2%, hay 323,18 điểm, lên 7.333,79 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,64%, hay 314,68 điểm, lên 19.518,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,73% hay 23,65 điểm, lên 3.250,55 điểm. Chỉ số Kopsi của Hàn Quốc tăng 0,75%, hay 17,78 điểm, lên 2.395,69 điểm.

Thị trường trên đà tăng sau một tuần giao dịch biến động, sau khi 11 ngân hàng lớn trên phố Wall như JP Morgan, Bank of America và Citigroup chi tới 30 tỷ USD để gửi vào ngân hàng First Republic. Hành động của các ngân hàng lớn nhất Mỹ cho thấy lòng tin của họ vào hệ thống tài chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.6472207091303202-hnihc-iat-gnod-neib-gnuhn-court-oan-eht-uhn-gnu-nahp-naohk-gnuhc-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường chứng khoán phản ứng như thế nào trước những biến động tài chính?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools