vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội: Loạt dự án treo vào tầm ngắm

2023-03-20 10:12
Hà Nội: Loạt dự án treo vào tầm ngắm - Ảnh 1.

Đường vào khu đô thị ở xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) - Ảnh: B.NG.

Quy mô sử dụng đất của 14 dự án vừa được huyện Mê Linh đề xuất thu hồi, chấm dứt có tổng diện tích 921,1ha đến nay vẫn chưa thực hiện giải phóng mặt bằng dù được cấp phép đầu tư từ năm 2008.

Xí đất "vàng", treo dự án nhiều năm

Trong số 14 dự án bị đề xuất thu hồi có 12 dự án chưa giải phóng mặt bằng, UBND huyện Mê Linh đề nghị thu hồi diện tích đất UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho nhà đầu tư từ năm 2008 và chấm dứt đầu tư.

Trong đó có bốn dự án là khu đô thị mới Việt Á, khu đô thị mới BMC, khu đô thị mới Prime Group, khu nhà ở cao cấp Phương Viên đã được UBND TP Hà Nội ban hành quyết định thu hồi lại diện tích đất đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao trong giai đoạn 2018 - 2022 nhưng chưa chấm dứt đầu tư.

Hai dự án khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh đã được Phó chủ tịch TP Dương Đức Tuấn thống nhất chấm dứt, dừng thực hiện.

Hai dự án trồng cỏ nuôi bò sữa, khu nhà ở Thanh Lâm do Công ty Phương Viên làm chủ đầu tư, đã được UBND huyện Mê Linh đề nghị TP Hà Nội chấm dứt dự án đầu tư vì nhiều năm không thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chưa điều chỉnh quy hoạch và chủ trương đầu tư...

Ngay dự án Khu công nghiệp Quang Minh 2 cũng chưa giải phóng mặt bằng để hoang hóa nhiều năm, UBND huyện kiến nghị Ban quản lý Khu công nghiệp Hà Nội tham mưu UBND TP chấm dứt thực hiện dự án.

Còn lại hai dự án khu nhà vườn, chung cư phục vụ cho thu nhập thấp Ấp Tre; khu nhà ở sinh thái Vietracimex đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra độc lập, kiểm tra không đủ hồ sơ liên quan được UBND TP chấp thuận, loại khỏi hệ thống theo dõi.

Trước đó, vào tháng 12-2022, TP Hà Nội đã công khai 27 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn, trong đó có một số dự án vi phạm pháp luật đã bị thu hồi. Đáng chú ý, trong danh sách 27 dự án này có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy mô lớn đã được giao đất từ hơn chục năm trước.

Trong đó, đáng lưu ý là dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân) do Công ty CP An Lạc làm chủ đầu tư với quy mô gần 55ha; dự án Nam Đàn Plaza, phường Mỹ Đình 1; tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng số 162 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên)...

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, xử lý, bổ sung danh sách để đăng công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ, vi phạm theo quy định.

Đủ lý do để dự án treo, bỏ hoang đất

Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất thu hồi 14 dự án đô thị, nhà ở của huyện Mê Linh, ông Nguyễn Chiến Thắng, trưởng Ban tuyên giáo truyền thông của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - doanh nghiệp có hai dự án trong danh sách bị đề xuất thu hồi, cho biết vướng mắc lớn nhất là việc điều chỉnh, cập nhật các quy hoạch liên quan đến dự án sau khi huyện Mê Linh nhập về TP Hà Nội.

Liên quan tới đề xuất thu hồi 14 dự án, ông Hoàng Anh Tuấn, chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho biết trên địa bàn hiện có 47 dự án phát triển đô thị gặp khó khăn vướng mắc, phần lớn các dự án chậm triển khai. Việc chậm triển khai có nhiều lý do liên quan đến điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội, điều chỉnh phân khu đô thị và nhiều điều chỉnh khác dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh quy hoạch.

Về chủ quan thì cũng có nhiều nhà đầu tư năng lực hạn chế, đơn giá bồi thường dẫn đến giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Một số dự án người dân chưa chấp thuận bồi thường khi áp theo giá của Hà Nội tác động đến tài chính tăng lên.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho hay: "Chậm triển khai chúng tôi sốt ruột lắm, đất hoang hóa... Đất thì giao rồi nên không thể thích mà thu hồi để giao cho nhà đầu tư mới được. Khó khăn về cơ chế, quy định, chính sách thay đổi, năng lực nhà đầu tư...".

Về tiến độ thu hồi 14 dự án chậm triển khai, ông Tuấn cho biết huyện đang chờ Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo TP quyết định.

* Ông Nguyễn Văn Đính (chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam):

Làm rõ nguyên nhân chậm triển khai dự án

Theo quy định của Luật đất đai, Luật đầu tư thì chủ đầu tư nếu được giao, cho thuê đất để thực hiện dự án nhưng không sử dụng đất trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với cam kết đầu tư dự án thì sẽ bị thu hồi dự án.

Trong trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn thời gian sử dụng đất dự án thêm 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian chậm tiến độ.

Đối với dự án chậm triển khai nhiều năm thì buộc phải thu hồi. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận nguyên nhân chậm tiến độ dự án do chủ đầu tư hay do các vướng mắc chính sách, vướng do cơ quan quản lý nhà nước chậm giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. Trường hợp dự án chậm triển khai mà không do lỗi của chủ đầu tư thi cần xem lại. Còn trường hợp Nhà nước giao đất nhưng doanh nghiệp chẳng làm gì cả, lỗi của doanh nghiệp thì phải thu hồi.

* Ông Nguyễn Chí Thanh (tổng giám đốc Công ty cao ốc quốc tế Hồ Tây):

Giờ mới đề xuất thu hồi là quá chậm

Dự án chậm thực hiện cả chục năm nhưng đến nay huyện Mê Linh mới đề xuất TP Hà Nội thu hồi là quá chậm, nó cũng cho thấy khâu giám sát thực hiện dự án chưa tốt, lẽ ra phải thu hồi dự án từ lâu rồi. Các chủ đầu tư "ôm" dự án nhưng không đủ năng lực thực hiện thì phải chấp nhận trả lại dự án cho Nhà nước.

Cần thực hiện nghiêm việc thu hồi các dự án treo nhiều năm để hạn chế tình trạng dự án dở dang, đất đai bỏ hoang ở nhiều nơi hiện nay.

Để quy hoạch treo quá lâu: Cần phải xác định rõ lại năng lực của nhà đầu tưĐể quy hoạch treo quá lâu: Cần phải xác định rõ lại năng lực của nhà đầu tư

TTO - Đó là ý kiến của đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - nêu ra về vấn đề quy hoạch treo tại buổi tiếp xúc cử tri TP Thủ Đức chiều 16-11.

Xem thêm: mth.81030939002303202-magn-mat-oav-oert-na-ud-taol-ion-ah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Nội: Loạt dự án treo vào tầm ngắm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools