vĐồng tin tức tài chính 365

Tìm lối ra cho lương hưu đủ sống

2023-03-20 10:12
Chuyên viên văn phòng BHXH TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Chuyên viên văn phòng BHXH TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Từ đó dẫn đến mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc có khoảng cách nhất định với tiền lương thực tế. Câu chuyện thu nhập cao nhưng đóng ít dẫn tới về hưu "lương không đủ sống" vẫn diễn ra.

Dưới đây là ý kiến của ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - về dự thảo sửa Luật BHXH đang lấy ý kiến, Bộ LĐ-TB&XH đề ra hai phương án tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Tôi cho rằng cần xem xét lại và cả phương án này đều không khả thi cũng như chưa tuân thủ nghị quyết của trung ương cũng như Bộ luật lao động. Tại sao phải đưa ra hai phương án như vậy. Ở đây, căn cứ tiền lương đóng BHXH phải dựa trên tổng thu nhập về tiền lương và không được thấp hơn 70% tổng thu nhập tiền lương.

Nghị quyết 27 của trung ương về cải cách tiền lương cũng chỉ rất rõ trong kết cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì 70% là tiền lương, 30% là các phụ cấp có tính chất tiền lương. Vậy căn cứ đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức là 100% tiền lương đó, trừ quỹ thưởng.

Đối với khu vực có quan hệ lao động, Bộ luật lao động quy định tiền lương tối thiểu theo bốn vùng và được công bố hằng năm, thực hiện công bố vào 1-1 của năm sau. Tiền lương này phải đảm bảo được mức sống tổi thiểu của người lao động và gia đình. Mức điều chỉnh sẽ căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, tốc độ tăng CPI cũng như cung cầu quan hệ lao động trên thị trường.

Vì lẽ đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của khu vực có quan hệ lao động ít nhất phải bằng tiền lương tối thiểu vùng, cộng thêm các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (gồm các khoản phụ cấp hạch toán vào giá thành sản phẩm chứ không phải các khoản phụ cấp khác).

Từ đó, tôi đề nghị đối với khu vực công thì cần nêu rõ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Với khu vực có quan hệ lao động thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tối thiểu vùng cộng với các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương mà thanh toán vào giá thành sản phẩm, không gồm các phụ cấp khác mà không kết cấu trong giá thành sản phẩm.

Với doanh nghiệp có quan hệ lao động, nếu người lao động không có nhu cầu đóng BHXH theo tổng thu nhập về tài khoản thì có thể xem xét mức đóng nhưng không thấp hơn 70% tổng thu nhập thực lĩnh để đảm bảo lương hưu đủ sống khi về già.

Còn ở khu vực lao động tham gia BHXH tự nguyện cũng cần tính toán ở mức nào đó để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Người ta đóng hơn 22% đó tùy theo thu nhập, điều kiện nhưng thấp nhất cũng phải bằng mức tối thiểu là chuẩn nghèo ở nông thôn (1,5 triệu đồng). Song cũng nên khuyến khích đóng cao hơn để thu nhập về hưu cao hơn.

Tóm lại, không nên đưa hai phương án mà nên xây dựng một phương án có tính chất nguyên tắc, đảm bảo tinh thần các nghị quyết của trung ương và tuân thủ Bộ luật lao động.

Số báo tới, Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến tính lương đóng BHXH thế nào là hợp lý, mời bạn đọc đón xem.

- Ông PHẠM MINH HUÂN (nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH):

Có thể đóng BHXH trên căn cứ khoảng 80 - 85% tổng thu nhập

Việc yêu cầu doanh nghiệp đóng BHXH dựa trên các khoản phụ cấp, bổ sung biến động không mới. Thực tế, phụ cấp chia hai loại ổn định gồm độc hại, chức vụ, ổn định còn biến động theo hiệu quả công việc thì thay đổi từng năm.

Mỗi nước có quan điểm riêng nhưng chủ yếu là các khoản tiền lương, phụ cấp, bổ sung mang tính chất lương để căn cứ đóng BHXH chứ dựa trên tổng thu nhập rất khó. Bản chất phúc lợi thêm trong thu nhập biến động, không phải lúc nào cũng có, một số người nhất định được hưởng chứ không phải tất cả.

Do vậy, Luật BHXH chỉ quy định những nội dung chung nhất, bao quát nhất. Tốt nhất là người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội trên căn cứ khoảng 80 - 85% tổng thu nhập, còn lại là các khoản động viên bổ sung thêm không tính vào tiền lương căn cứ đóng BHXH.

- PGS.TS GIANG THANH LONG (giảng viên cao cấp Trường ĐH Kinh tế quốc dân):

Cần cơ chế liên thông dữ liệu

Việc doanh nghiệp có nhiều bảng lương, nhiều phụ cấp ngoài lương không mới. Chẳng hạn, một đơn vị ngoài đóng bảo hiểm hưởng chế độ ốm đau, thai sản thì còn có gói hỗ trợ sức khỏe. Quan trọng nhất là giám sát thực hiện luật chặt chẽ, tránh trùng lặp các khoản hỗ trợ. Thực tế, mức "lách luật" để giảm đóng BHXH cho người lao động tùy thuộc vào gánh nặng của doanh nghiệp phải chịu.

Do đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, cởi bỏ thủ tục hành chính... cũng là cách để doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với lao động. Tựu trung, không phải doanh nghiệp nào cũng trốn tránh phúc lợi, quyền lợi cho người lao động. Việc quy định cụ thể các khoản doanh nghiệp không phải đóng và các khoản còn lại phải đóng BHXH cho người lao động cũng không khả thi.

Trước mắt, cơ quan chức năng nghiên cứu các khoản chi chủ yếu, phổ biến mà có thể theo dõi, giám sát thì quy định qua thông tư hướng dẫn. Còn những khoản đặc thù, phát sinh ở từng ngành, nghề, lĩnh vực sẽ nghiên cứu, bổ sung trong các văn bản tiếp theo.

Một cách nữa: doanh nghiệp sẽ phải chốt "bảng lương cuối cùng" cho cơ quan thuế do đó cơ quan bảo hiểm xã hội cũng phải nắm được bảng lương này để hỗ trợ thanh kiểm tra. Thực tế, những doanh nghiệp có các khoản chi không rõ ràng đều được cơ quan thuế yêu cầu giải trình rõ ràng. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng cần phải có chức năng tương tự. Về mặt chính sách, việc trao quyền phải giống nhau. Bởi có đơn vị nợ vài triệu đồng đã bị cơ quan thuế gọi lên, trong khi có doanh nghiệp trốn hàng chục tỉ đồng BHXH thì lại loay hoay xử lý.

Cơ chế liên thông dữ liệu giữa các cơ quan như thuế, BHXH, LĐ-TB&XH giúp các bên liên quan nắm được bảng lương quyết toán thuế và các khoản doanh nghiệp chi trả trong đó. Những khoản trên hợp đồng cần ghi rõ phụ cấp như thâm niên, độc hại, chức vụ... là bao nhiêu, và doanh nghiệp phải chi trả đầy đủ nếu không sẽ bị xử phạt.

HÀ QUÂN ghi

Đề xuất trình Chính phủ giảm năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưuĐề xuất trình Chính phủ giảm năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Dự thảo tờ trình Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi hướng tới giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.

Xem thêm: mth.42100013291303202-gnos-ud-uuh-gnoul-ohc-ar-iol-mit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tìm lối ra cho lương hưu đủ sống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools