vĐồng tin tức tài chính 365

Xóa bỏ phân biệt trong tiếp cận đất đai với y tế tư nhân

2023-03-20 10:13

Chưa rõ quyền lợi của dự án xây dựng cơ sở y tế tư nhân

Việc hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến đất đai đối với các cơ sở y tế trong đó có y tế tư nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi để y tế tư nhân phát tiếp, tiếp tục đóng góp chung vào hệ thống y tế nước nhà.

Hiện nay, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có những quy định chưa rõ ràng về sử dụng đất đầu tư dự án xây dựng cơ sở y tế tư nhân.

Cụ thể, quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10, khoản 2 và khoản 5 Điều 192 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều đã thể hiện rất rõ đất xây dựng cơ sở y tế là đất xây dựng công trình sự nghiệp, không thuộc loại đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hay đất sử dụng vào mục đích công cộng, không có sự phân biệt giữa cơ sở y tế công lập hay y tế tư nhân và Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng đất vào mục đích đầu tư phát triển y tế.

Tuy nhiên, rà soát nghiên cứu kỹ các điều khoản trong dự thảo Luật mới chỉ nêu mục đích, ý nghĩa sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế mà chưa quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư khi triển khai xây dựng dự án cơ sở y tế tư nhân, đồng thời chỉ dành nhiều quy định cho các dự án cơ sở y tế công lập.

Cụ thể, cơ sở y tế công lập thuộc dự án công trình đầu tư công, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được Nhà nước thu hồi đất (quy định tại khoản 1 Điều 78), được Nhà nước sử dụng Ngân sách đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân bị thu hồi đất (Điều 83), được giao đất không thu tiền sử dụng đất (quy định tại khoản 4 Điều 118) và thuộc trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất (quy định tại khoản 1 Điều 125, điểm d khoản 2 Điều 152, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quy định tại Điều 33, Điều 93).

Bất động sản - Xóa bỏ phân biệt trong tiếp cận đất đai với y tế tư nhân

GS.TS Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực. (Ảnh: Phạm Tùng)

Trong khi đó, dự thảo Luật chưa quy định, hướng dẫn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở y tế tư nhân được hưởng quyền lợi như dự án đầu tư xây dựng cơ sở y tế công lập.

Điều này tạo ra sự thiếu công bằng bởi việc Nhà nước hay nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư dự án xây dựng bệnh viện công lập hay tư nhân đều sử dụng cùng một loại đất, cùng mục đích sử dụng.

Nhà nước thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở y tế tư nhân không phải vì mục tiêu lợi nhuận, mà khuyến khích kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng với hệ thống y tế công lập tham gia thực hiện dịch vụ công, giải quyết những vấn đề chính sách việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân.

Nhà đầu tư không thể sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế tư nhân nhằm khai thác, sử dụng như một tài sản đảm bảo để kêu gọi, huy động vốn đầu tư, thậm chí doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro, sử dụng nguồn vốn tự có, không phụ thuộc ngân sách Nhà nước, để đầu tư xây dựng cơ sở y tế tư nhân chia sẻ gánh nặng của ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình đầu tư, kinh doanh dự án đầu tư cơ sở y tế tư nhân theo chủ trương xã hội hóa, nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư quản lý, điều hành bị thua lỗ dẫn đến phá sản, thì phải thanh lý tài sản trên đất và bàn giao lại đất cho nhà nước theo quy định pháp luật về thu hồi đất mà không được hưởng tiền đền bù, hỗ trợ nào.

Như vậy, khi cùng gánh vác nhiệm vụ với Nhà nước, doanh nghiệp cũng phải được trân trọng và được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư, được hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và các chế độ chính sách về thuế khác... Có như vậy, nhà đầu tư mới yên tâm, mặn mà để tham gia, đóng góp.

Đặc biệt, trong trường hợp quy định đất xây dựng cơ sở y tế tư nhân thuộc trường hợp giao đất, cho thuê đất phải đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án thì đặt ra một số vấn đề như đất quy hoạch xây dựng cơ sở y tế tư nhân có được miễn, giảm tiền thuê đất như cơ sở y tế công lập hay không?

Trường hợp không được Nhà nước miễn, giảm tiền thuê đất, đất xây dựng cơ sở y tế tư nhân có được xem là loại đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hay không? Và nhà đầu tư được sử dụng các thủ tục giao đất, cho thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như một tài sản đảm bảo để khai thác, sử dụng như một tài sản đảm bảo để huy động vốn đầu tư hay không?

Xóa bỏ tư tưởng phân biệt, đối xử công - tư

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%; đến năm 2030, tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%.

Tuy nhiên, sau hơn 25 năm thực hiện chính sách xã hội hóa y tế, cả nước hiện mới chỉ có 318 bệnh viện tư nhân, 38.000 phòng khám tư nhân, chỉ đáp ứng 5,16% tổng số giường bệnh, tỉ lệ rất thấp. Kết quả này cho thấy y tế tư nhân ở nước ta chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu của xã hội.

Trong bối cảnh đó, rất cần sự nhất quán, đột phá tư duy về chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư trong lĩnh vực y tế tư nhân, phá bỏ tư tưởng bảo thủ, phân biệt bệnh viện công lập tốt hơn bệnh viện tư nhân, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện cho hệ thống y tế tư nhân phát triển, đóng góp vào sự nghiệp chung của ngành y tế.

Bất động sản - Xóa bỏ phân biệt trong tiếp cận đất đai với y tế tư nhân (Hình 2).

Hiện nay, các bệnh viện tư nhân của cả nước mới chỉ đáp ứng 5,16% tổng số giường bệnh. (Ảnh: Phạm Tùng)

Với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cần nghiên cứu, điều chỉnh một số quy định nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án xây dựng cơ sở y tế tư nhân được thuận lợi, công bằng như cơ sở y tế công lập.

Thứ nhất, xác định rõ đất thực hiện dự án xây dựng cơ sở y tế tư nhân thuộc loại đất xây dựng công trình sự nghiệp, thuộc đối tượng dự án được Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Thứ hai, đất thực hiện dự án xây dựng cơ sở y tế tư nhân thuộc trường hợp được Nhà nước thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê không thu tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án; không phải thực hiện trình tự đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất như cơ sở y tế công lập.

Thứ ba, phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động lựa chọn, chỉ định nhà đầu tư có đủ năng lực, uy tín, trách nhiệm để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở y tế trên địa bàn, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, nâng số lượng bệnh viện và giường bệnh trong cả nước, tạo môi trường bình đẳng, không phân biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở y tế công lập và tư nhân.

Trường hợp các nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết đầu tư dự án, chính quyền địa phương thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi dự án theo quy định mà không đền bù cho nhà đầu tư.

GS.TS Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực

Xem thêm: lmth.382895a-nahn-ut-et-y-iov-iad-tad-nac-peit-gnort-teib-nahp-ob-aox/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xóa bỏ phân biệt trong tiếp cận đất đai với y tế tư nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools