Thông tin ban đầu, nơi xảy ra vụ việc là vùng rừng phòng hộ tại làng Cam, thuộc xã Canh Liên giáp ranh với xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn), thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh.
Xẻ gỗ ngay trong rừng phòng hộ
Vị trí cây rừng bị tàn phá nằm chủ yếu ở các vùng rừng ven suối Cố, suối Chuối, Đá Trãi, Dông Mít Mài.
Tại khu vực suối Cố lên đến Đá Trãi, có 10 cây rừng tự nhiên bị cưa hạ, đường kính từ 0,3 - 1m. Tại suối Chuối (nhánh của suối Cố), có 5 cổ thụ bị cưa hạ, nhựa vẫn còn tứa ra, ngọn lá còn tươi.
Tại hiện trường, dấu vết để lại cho thấy lâm tặc sử dụng máy cưa xăng để cắt hạ cây rừng, rồi cắt khúc, xẻ thành nhiều phần vừa sức kéo, đưa đến bãi tập kết.
Một cán bộ hạt kiểm lâm phụ trách địa bàn tại trạm của Ban quản lý rừng phòng hộ Vân Canh xác nhận vụ việc phá rừng và đơn vị đã cử lực lượng kiểm tra hiện trường.
Qua kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 4 cây gỗ bị chặt phá tại tiểu khu 36 thuộc rừng phòng hộ Vân Canh.
Kiểm lâm đang vào hiện trường
Trong khi đó, ông Y Ka Lạch, nhân viên bảo vệ rừng tại trạm của Ban quản lý rừng phòng hộ Vân Canh, cho hay trong quá trình làm nhiệm vụ đã bắt quả tang một số đối tượng chặt phá rừng.
Trạm cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng nhưng một số đối tượng nhậu say là kéo đến trạm hăm dọa chém, giết.
Theo bà Nguyễn Thị Tố Trân - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, nơi xảy ra phá rừng phòng hộ là điểm nóng lâu nay vì đây là khu vực còn rừng gỗ lớn.
"Hiện nay, các anh em kiểm lâm đang đi vào hiện trường để nắm tình hình thực tế", bà Trân nói.
TTO - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trần Mạnh Tuấn đã đưa máy móc, phương tiện và thuê người dân chặt phá hơn 1.200 cây thông thuộc khu rừng phòng hộ ở đèo Pha Đin (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).
Xem thêm: mth.27951716102303202-hnid-hnib-oh-gnohp-gnur-auig-tiht-ex-ib-uht-oc/nv.ertiout