vĐồng tin tức tài chính 365

Thông điệp từ hội đàm Nga - Trung

2023-03-22 13:55
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bước vào hội đàm chính thức ngày 21-3 tại Điện Kremlin (Matxcơva, Nga) - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bước vào hội đàm chính thức ngày 21-3 tại Điện Kremlin (Matxcơva, Nga) - Ảnh: Reuters

Theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những trao đổi sâu và trực tiếp thảo luận về kế hoạch hòa bình cho Ukraine. Bản thân ông Putin sau cuộc gặp ông Tập đêm 20-3 cũng cho biết đã "nghiên cứu kỹ lưỡng" các đề xuất của Trung Quốc.

Thông điệp gửi phương Tây

Các phân tích từ phương Tây tóm lược kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc thành hai ý chính: kêu gọi giảm căng thẳng và ngừng bắn tại Ukraine. Nhiều luồng ý kiến trong số này hoài nghi về cách tiếp cận của Trung Quốc, cho rằng việc ngừng bắn chỉ giúp Nga có "quãng nghỉ" và thời cơ tập hợp lực lượng cho các hành động tiếp theo.

Phương Tây lo lắng khi quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ngày càng gần gũi. Một trong những kịch bản tệ nhất là việc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Truyền thông phương Tây vì vậy đã xoáy vào khả năng này suốt nhiều tuần qua. Bên cạnh đó, thông tin Tòa án hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt tổng thống Nga cũng xuất hiện trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau cuộc gặp tối 20-3 và các cuộc thảo luận chính thức ngày 21-3, Nga và Trung Quốc đã gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ông Tập khẳng định việc phát triển quan hệ với Nga là "một lựa chọn chiến lược" dựa trên những lợi ích cơ bản của Bắc Kinh cũng như xu hướng thế giới. Ông Tập cũng đã mời ông Putin tới Trung Quốc dự diễn đàn Sáng kiến Vành đai - Con đường.

Một số chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine, phản ứng của phương Tây với Nga, cũng như cạnh tranh Mỹ - Trung đã khiến Nga và Trung Quốc càng xích lại gần nhau hơn.

Trong trường hợp Trung Quốc thực sự có thể đàm phán với ông Putin và cố gắng làm trung gian giải quyết một số khó khăn với Nga mà Tây Âu đơn giản không làm được, thì đó là đề xuất mà ít nhất sẽ có một số lãnh đạo trong khu vực phải lắng nghe.
Ông Rana Mitter, giáo sư lịch sử và chính trị Trung Quốc tại ĐH Oxford, bình luận.

Tham vọng toàn cầu

Nỗ lực đóng góp vào vấn đề Ukraine cũng nằm trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc giai đoạn hậu đại dịch, đồng thời thể hiện tham vọng tăng cường sức ảnh hưởng của họ trên toàn cầu.

Giới phân tích phương Tây cho rằng xung đột tại Ukraine là thách thức với vị thế của Mỹ, đồng thời cũng là cách làm suy yếu vị thế dẫn đầu của Mỹ. Trung Quốc đang tận dụng vai trò tìm kiếm giải pháp cho Ukraine để "khỏa lấp vị trí" của Mỹ, sau khi đã thành công trong việc làm trung gian giữa Iran và Saudi Arabia mới đây.

Trong chuyến thăm Nga, ông Tập nhấn mạnh: "Đa số các nước ủng hộ giảm căng thẳng, muốn đàm phán hòa bình và chống lại việc đổ thêm dầu vào lửa". Phát biểu này được xem là cách Trung Quốc nêu bật lập trường tìm giải pháp thông qua đối thoại và ngầm chỉ trích Mỹ hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) "đổ thêm dầu vào lửa" ở Ukraine thông qua việc viện trợ vũ khí.

Bà Yu Jie, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc tại Chương trình châu Á - Thái Bình Dương của Chatham House, nói với Reuters rằng trong phái đoàn tháp tùng ông Tập tới Nga không có nhân vật cấp cao nào thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). 

"Việc này có thể gửi thông điệp rõ ràng là Bắc Kinh khó có khả năng ủng hộ quân sự trực tiếp cho Matxcơva, bất kể một số nhà quan sát khẳng định như thế", bà nói với Reuters.

Tương tự, Đài NPR trong bài viết ngày 19-3 mô tả sự kiện ông Tập thăm Nga là cách Trung Quốc phô diễn sức mạnh ngoại giao. Họ dẫn lời ông Rana Mitter, giáo sư lịch sử và chính trị Trung Quốc tại ĐH Oxford, nhận định Trung Quốc có khả năng kỳ vọng chuyến thăm của ông Tập sẽ giúp Bắc Kinh thuyết phục châu Âu "đưa ra quan điểm hoài nghi hơn về Mỹ".

Trong khi đó, tờ New York Times dẫn ý kiến của bà Yun Sun, một học giả về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trung tâm Stimson (Washington, Mỹ), cho rằng cạnh tranh địa chính trị với Mỹ mới là động cơ của Trung Quốc trong cách tiếp cận với Nga.

Mối lo từ Washington khi nhìn về chuyến thăm lần này không phải không có cơ sở. Tháng 4 và tháng 5 tới là thời điểm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni dự kiến thăm Trung Quốc. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã tới Bắc Kinh.

Người châu Âu chia sẻ với Mỹ rất nhiều điểm chung về chính trị, kinh tế và an ninh. Nhưng họ cũng nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ít nhất trong vấn đề kinh tế - một lĩnh vực đã và đang chịu sức ép lớn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine mà Trung Quốc được cho là có khả năng hỗ trợ giải quyết.

Ông Putin: Quan hệ Nga - Trung "đang ở điểm cao nhất trong lịch sử"Ông Putin: Quan hệ Nga - Trung 'đang ở điểm cao nhất trong lịch sử'

Lãnh đạo Nga và Trung Quốc khẳng định quan hệ hai nước có bản chất không liên minh, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào.

Xem thêm: mth.46134357022303202-gnurt-agn-mad-ioh-ut-peid-gnoht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thông điệp từ hội đàm Nga - Trung”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools