Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022 trở đi, có mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 19 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.
Quy định về lương hưu đối với lao động nữ đã thay đổi trước đó. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi (tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…).
VTV.vn - Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 8 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp năm 2023.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!