Trước đó, ngày 17-3, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.V.S. (46 tuổi, ngụ huyện Long Thành) trong tình trạng ngưng tim trong khoảng 5-10 phút do nhồi máu cơ tim trước khi nhập viện.
Ngay lập tức, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhựt, trưởng khoa tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho hay do bệnh nhân đã ngưng tim, ngay khi tiếp nhận các bác sĩ nhanh chóng sốc điện 6 lần và dùng thuốc vận mạch liều cao (thuốc adrenalin).
Sau đó đẩy thẳng lên phòng thông tim trong tình trạng huyết áp còn khoảng 50/20, nhịp tim rời rạc.
Theo bác sĩ Nhựt, dù bệnh nhân không tổn thương quá nặng mạnh vành nhưng nhưng tình trạng bệnh rất nặng, diễn tiến nhanh, có thể tái ngưng tim nếu chậm 5-10 phút.
Ê kíp bác sĩ đã bỏ qua khâu thủ tục hành chính, khẩn trương thông tim, can thiệp để cứu bệnh nhân.
"Quy trình bình thường trước đi vào phòng thông tim phải giải thích với người nhà về lợi ích, các nguy cơ, chỉ định, chi phí… Tuy nhiên trường hợp này quá cấp bách, nếu để lâu quá có gây tổn thương não khó hồi phục, thậm chí đột tử", bác sĩ Nhựt chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Nhựt, sau gần một tuần điều trị và theo dõi, hiện sức khỏe bệnh nhân đã khôi phục gần như hoàn toàn, không có di chứng sau, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Một nữ bệnh nhân 26 tuổi, bị sốt xuất huyết - viêm cơ tim biến chứng ngưng tim, đã được ê kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cứu sống nhờ can thiệp ECMO.
Xem thêm: mth.784608122303202-neiv-hneb-iot-ihk-court-tuhp-01-5-mit-gnugn-nahn-hneb-gnos-uuc/nv.ertiout