vĐồng tin tức tài chính 365

Sớm có biện pháp ngăn chặn việc lộ thông tin học sinh, phụ huynh

2023-03-23 06:22

Thanh Niên khởi đăng loạt bài Thông tin học sinh, phụ huynh bị rao bán công khai từ ngày 21.3.2023. Theo đó, sau những vụ lừa đảo qua điện thoại liên tục nhằm vào phụ huynh (PH), học sinh (HS) thời gian qua, PV Thanh Niên đã vào cuộc tìm hiểu thủ phạm lấy được thông tin của HS từ đâu.

Sớm có biện pháp ngăn chặn việc lộ thông tin học sinh, phụ huynh - Ảnh 1.

Hội nhóm mua bán thông tin cá nhân học sinh các cấp tại TP.HCM và Hà Nội

Ảnh: chụp màn hình

Quá trình điều tra cho thấy danh sách tên, trường, lớp HS kèm theo số điện thoại và địa chỉ, nghề nghiệp của PH được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để mua bán, trao tay công khai trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, người mua dễ dàng sở hữu danh sách này để phục vụ mục đích cá nhân.

Không chỉ HS mà dữ liệu thuộc tất cả các lĩnh vực khác đều được chào bán. Điểm chung của các hội nhóm này là cam kết luôn có sẵn, có đủ mọi loại thông tin mà người mua muốn tìm kiếm. Từ những thông tin cơ bản như: số điện thoại, tên tuổi, quê quán, địa chỉ; đến những thông tin rất cá nhân như mối quan hệ, thành viên trong gia đình, hình ảnh chân dung, CCCD, mã số bảo hiểm, nghề nghiệp, sở hữu tài sản hoặc đang đầu tư dự án nào, thu nhập và nhu cầu thị hiếu… Để sở hữu những thông tin này, người mua chỉ cần trả vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Trong nhóm "Data khách hàng tiềm năng", tài khoản Nguyễn Tuấn thường xuyên đăng: "Cần mua data vận chuyển; Cần data nữ mua hàng online (tức thông tin, dữ liệu của những người giới tính nữ thường xuyên mua hàng online)". Đáp lại bài đăng, bên dưới luôn có hàng chục tài khoản chào hàng.

Liên quan đến danh sách HS, PH mà PV Thanh Niên thu thập được từ các hội nhóm trên mạng xã hội, qua xác minh từ phía nhà trường là thật 100%.

"Đứng tim" khi nghe điện thoại lạ

Nhiều bạn đọc (BĐ) cho biết họ rất sợ khi thấy những số điện thoại lạ. BĐ Hải H. cho biết: "Nói thật, giờ rất ngại khi thấy số điện thoại lạ gọi đến, không biết sẽ gặp phải chuyện gì, từ "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp", cho đến "anh đã được chấp nhận cho vay tiền", "dự án đất nền hot nhất năm"… Không chỉ là phiền phức mà còn cảm thấy bất an, vì họ nói đúng tên, đúng cơ quan làm việc…".

Tương tự, BĐ Vinh Thống Nguyễn cho biết: "Con tôi mới đi học ở trường. Vậy mà mấy lễ tân hay sale của trung tâm Anh ngữ gọi liên tục. Câu đầu tiên họ hỏi: "Có phải anh là PH của bé... lớp… không?". Tôi mới nghe là muốn "đứng tim" luôn".

BĐ Bao Water bức xúc không kém, kể: "Họ gọi điện nói rõ số nhà, tên cha, tên mẹ, tên trường là cha mẹ choáng vì đúng quá rồi. Tôi đã bị chính người của một trung tâm ngoại ngữ gọi liên tục. Tôi tra ra địa chỉ trung tâm này, tới tận nơi truy vấn: Lấy thông tin nhà tôi ở đâu? Sao biết rõ? Nếu không nói rõ là tôi xử lý vì người trung tâm gọi bằng máy bàn. Họ đã thú nhận nhân viên thu thập bằng cách lấy ở trang thông tin điện tử của trường. Tôi vào xem thì giật mình: Danh sách quá chi tiết. Vấn đề này, các trường học, ngành giáo dục cần rút kinh nghiệm ngay".

Cẩn trọng từ nhà trường, phụ huynh, học sinh

Nhận định về việc lộ, lọt các thông tin HS, PH, BĐ Dai Tran Vu cho rằng: "Các thông tin chi tiết như vậy có thể bị lộ từ phía trường học, vì nếu PH không cẩn thận chia sẻ ra ngoài thì cũng chỉ có thông tin của cá nhân".

Cùng ý kiến, BĐ Uyên Khánh cho biết: "Tôi thấy dữ liệu chi tiết về thông tin của HS và PH được mua bán trên mạng là thông tin của cả lớp hoặc cả trường, thì phải xem lại nhà trường hoặc phòng giáo dục trước... Phải xem lại quy trình và nhân viên của mình trước đã rồi hãy nói PH".

BĐ Trịnh Cường thì cho rằng: "Có nhiều cách để bọn xấu khai thác thông tin từ trường, cơ sở, trung tâm và cả từ gia đình các HS, sau đó chúng mua bán thông tin để lừa đảo... Đây là bài học buộc các trường, trung tâm, PH, HS… phải thật cảnh giác. Điều quan trọng nữa là mong các các cơ quan chức năng nhanh chóng phối hợp để tóm hết kẻ xấu, xử lý nghiêm khắc".

"Qua đây đề nghị Báo Thanh Niên có ý kiến với ngành giáo dục cần có mã số HS ngay khi vào lớp 1. Khi công bố danh sách HS chỉ cần công bố họ tên, mã số HS, số định danh và số điện thoại liên hệ là đủ. Tránh đăng trích ngang chi tiết", BĐ Bao Water ý kiến.

Tôi có người quen, cái gì của con họ cũng đăng lên mạng để khoe. Từ ảnh chụp lúc nhỏ, ảnh đi học, rồi ảnh đi ăn, lãnh phần thưởng, chụp cả bằng khen… và cả những dòng chú thích cặn kẽ. Lộ thông tin cũng từ đây chứ đâu?!

Thành Vinh

Điều tra những người đang rao bán thông tin trên mạng có khó không? Họ rao bán công khai, trắng trợn, nhận tiền có tài khoản ngân hàng chứ có "ảo" đâu?

Anhthoi Hoang


Xem thêm: mth.830939000323032581-hnyuh-uhp-hnis-coh-nit-gnoht-ol-ceiv-nahc-nagn-pahp-neib-oc-mos/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sớm có biện pháp ngăn chặn việc lộ thông tin học sinh, phụ huynh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools