Sự kiện do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Nhóm nghiên cứu văn hóa Tâm Việt tổ chức với "mong muốn ôn lại nhiều lời hay ý đẹp của tiền nhân gửi gắm qua thơ thiền cổ điển, từ đó giúp ích phần nào cho xã hội hiện tại".
Bởi theo ban tổ chức, "từ ngàn năm nay, văn hóa Phật giáo từng thấm sâu nở rộng trong đời sống dân tộc, mà thơ thiền là một đỉnh cao. Tư tưởng và tình cảm của nhiều bậc quốc sư, đại sư, thiền sư... không chỉ giúp muôn dân tu tâm dưỡng tính, bồi đắp lòng vị tha, bác ái và tình yêu thiên nhiên, yêu con người mà còn nêu cho các đấng quân vương những bài học và lời khuyên hộ quốc, an dân".
Nhiều hoạt động xiển dương thơ thiền lần đầu diễn ra: triển lãm ảnh hai bộ sách thơ thiền Việt Nam, gồm Tuyển tập thơ thiền Lý - Trần tam ngữ (Hán - Việt - Anh) và Tuyển tập thơ thiền Lê - Nguyễn tam ngữ tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; tọa đàm "Thơ thiền Việt Nam" (8h ngày 26-3, tại 15A Lê Lợi); diễn xướng thơ thiền Việt Nam (20h ngày 25-3, tại Nhà hát cung đình Duyệt Thị Đường); triển lãm thư pháp thơ thiền Việt Nam (Đại Nội); Đêm Thơ và Ca Huế trên sông Hương, biểu diễn các bài hát Thiền, diễn tấu nhạc Thiền Việt Nam...
Trò chuyện với Tuổi Trẻ, nhà thơ Nguyễn Duy - thành viên ban tổ chức - chia sẻ: "Chúng tôi không có ý định đưa sự kiện trôi vào dòng chảy mỗi ngày một biến động ào ạt của nghệ thuật thơ, mà chỉ đơn thuần muốn "ôn cố tri tân", nhắc nhớ những giá trị trường tồn của hệ "thơ tải đạo" - đạo thiên nhiên, đạo làm người - những đạo lý cốt lõi của đời sống mà giờ đây không ít người đang dần quên lãng...".
Theo nhà thơ Nguyễn Duy, trong dòng chảy "hỗn độn" của thơ ca Việt Nam đương đại vẫn có một mạch thơ thiền Việt Nam trong suốt và lặng lẽ chảy, và ông hy vọng thơ thiền sẽ luôn được nuôi dưỡng bởi các thế hệ trẻ.
Giới trẻ với thơ thiền
* Chương trình nào ở tuần lễ này có thể thu hút giới trẻ nhất, theo ông? Ông có nghĩ sự kiện sẽ giúp khơi mở những mối quan tâm sâu sắc hơn ở người trẻ đối với thơ thiền Việt Nam?
- Nhà thơ Nguyễn Duy: Giới trẻ của mỗi thời đại lại có mỗi cách quan tâm khác nhau đến những vấn đề lớn của đất nước.
Từ ngàn năm trước, thơ thiền cổ điển cũng từng đề cập đến các vấn đề này mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Và những giá trị này cũng đang là mối quan tâm của giới trẻ hiện đại. Ngoài hoạt động triển lãm hướng tới cộng đồng, tại chương trình tọa đàm, tôi tin chắc rằng đề tài "Vai trò hộ quốc an dân của thơ thiền trong lịch sử" của thiền sư Lê Mạnh Thát sẽ được giới trẻ đón nhận.
Điểm đặc biệt của tọa đàm lần này là ban tổ chức dành thời lượng cho giới trẻ với tham luận "Sự hồi sinh vĩnh viễn của một nhành mai qua bài thơ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư", do em Văn Diệu Linh (học sinh lớp 11 chuyên văn Trường Quốc học Huế) trình bày.
Ngoài ra, ban tổ chức sẽ giới thiệu bản hợp xướng Thơ thiền Việt Nam do nghiên cứu sinh Nguyễn Kỳ Nam (năm nay 22 tuổi) dịch các bài thơ thiền của Khuông Việt, Tuệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông... ra tiếng Anh, sau đó chuyển thể thành lời bài hát và dàn dựng nên hợp xướng tại Đại học North Park (Hoa Kỳ).
Tất cả những điều này đã chứng tỏ giới trẻ Việt Nam rất quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc và tất nhiên cũng quan tâm đến thơ thiền.
TTO - Nhà thơ Nguyễn Duy vừa ra mắt tập 'Thơ thiền Lê - Nguyễn' tại Thư viện Khoa học Tổng hợp sáng 28-8, giới thiệu 30 tác phẩm của 30 tác giả Việt Nam trong hai triều đại hậu Lê và Nguyễn.
Xem thêm: mth.30221309032303202-neiht-oht-ohc-gneir-hnad-el-naut/nv.ertiout