"Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam", phó phát ngôn Phạm Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23-3.
Sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Mỹ
Trước đó, bà Hằng nhận được câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 20-3 vừa qua Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, đã "vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống".
Theo bà Hằng, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Bà khẳng định Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, nỗ lực nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân cũng như không để ai bị bỏ lại phía sau.
"Các quyền tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cũng như triển khai trong thực tiễn", đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Bà khẳng định: "Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và cởi mở trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn khác biệt để tăng cường hiểu biết, cũng như đóng góp vào phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước".
Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ
Cũng tại họp báo, đại diện Bộ Ngoại giao nhận được câu hỏi liên quan việc nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ lên tầm cao mới.
Về vấn đề này, bà Hằng cho biết quan hệ Việt Nam và Mỹ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế.
Trong các tuyên bố chung và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên nhất quán khẳng định tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.
"Phía Mỹ cũng đã nhiều lần khẳng định ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng", bà Hằng nói và dẫn ra một số thành quả hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, y tế, giáo dục, giải quyết hậu quả chiến tranh... giữa hai nước.
"Chúng tôi mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới", bà Hằng khẳng định.
Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ năm 1995 và nâng cấp lên thành Đối tác toàn diện vào năm 2013.
Việt Nam không dung túng tội phạm công nghệ cao
Về việc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát lệnh truy nã tiến sĩ Minh Quốc Nguyễn vì rửa tiền số, phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh vụ việc.
Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định: "Tất cả hành vi sử dụng không gian mạng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân đều bị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật".
Bà nhấn mạnh: "Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong đấu tranh, phòng, chống sử dụng công nghệ cao và tội phạm xuyên quốc gia".
Theo FBI, Minh Quốc Nguyễn (quê quán Quảng Bình, Việt Nam), có bằng tiến sĩ tại Đài Loan trong lĩnh vực kỹ sư điện tử. Ông này bị truy nã vì tham gia trực tiếp vào việc rửa tiền và đánh cắp danh tính bằng dịch vụ của ChipMixer.
Những kinh nghiệm chuyển đổi số thành công ở nơi khác có thể không thành công tại Việt Nam, do đó cần có vai trò của các doanh nghiệp địa phương giúp "bản địa hóa" các giải pháp của doanh nghiệp Mỹ.
Xem thêm: mth.5164656132303202-ym-iov-teib-cahk-cac-naht-gnaht-iod-oart-gnas-nas-man-teiv/nv.ertiout