Theo Scitech Daily, hiện các nhà khoa học và kỹ sư của NASA đang chờ tải xuống dữ liệu tiếp theo từ tàu thăm dò Mặt trời Parker, khi tàu di chuyển gần về phía Trái đất.
Những dữ liệu của tàu sẽ giúp NASA tìm hiểu thêm về những tác động của năng lượng Mặt trời tới tàu Parker.
Trước đó, NASA cho hay có khả năng tàu Parker bị một vụ phun trào khối vành nhật hoa, hay CME, thoát ra khỏi Mặt trời lúc 23h36 giờ EDT ngày 12-3-2023 (tức 10h36 ngày 13-3 giờ Việt Nam) tấn công.
Các phân tích cho thấy CME trên di chuyển với tốc độ nhanh bất thường, 2.127 km/giây, khiến nó được phân loại dựa trên tốc độ là CME loại R (hiếm).
Tàu Parker khi ấy đã gửi tín hiệu báo động màu xanh lá cây cho biết nó đang ở chế độ hoạt động yếu.
CME phun trào từ phía Mặt trời đối diện Trái đất. Vùng hoạt động này nằm ở phía Mặt trời quay về phía Trái đất từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Trong thời gian này, Mặt trời đã giải phóng 15 tia sáng cấp M có cường độ trung bình và một tia sáng mạnh cấp X về phía Trái đất.
Những sự kiện bùng nổ như vậy có thể gửi hàng tỉ tấn hạt tích điện chạy về phía Trái đất và nếu chúng va chạm với từ trường của hành tinh chúng ta, chúng có thể gây ra bão địa từ.
Những cơn bão này có thể cản trở các hệ thống liên lạc vệ tinh và vô tuyến, làm gián đoạn lưới điện và tạo nên cực quang tuyệt đẹp.
Mặc dù CME phun trào từ phía đối diện của Mặt trời, tác động của nó vẫn được cảm nhận ở Trái đất. Khi các CME nổ tung trong không gian, chúng tạo ra một sóng xung kích có thể tăng tốc các hạt dọc theo đường đi của CME đến tốc độ đáng kinh ngạc.
Được gọi là các hạt năng lượng Mặt trời, hay SEP, những hạt tốc độ này có thể di chuyển từ Mặt trời đến Trái đất trong khoảng 30 phút.
Vết đen Mặt trời AR3213 hiện đang hướng về phía Trái đất và có khả năng phát ra lửa Mặt trời cường độ cao hơn, gây sự cố mất điện vô tuyến nghiêm trọng ở nhiều nơi hơn nữa.
Xem thêm: mth.50542502232303202-asan-od-maht-uat-neid-curt-gnoc-nat-iort-tam-ut-ol-gnohk-gnoul-gnan/nv.ertiout