vĐồng tin tức tài chính 365

Một thứ 'của hiếm' mà Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát phụ thuộc Trung Quốc

2023-03-25 03:41
Một thứ của hiếm mà Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát phụ thuộc Trung Quốc - Ảnh 1.

Bài bình luận bao gồm ý kiến của các chuyên gia: Tiến sĩ James Jay Carafano - Phó chủ tịch Quỹ Di sản, chỉ đạo nghiên cứu của Tổ chức tư vấn về các vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ đối ngoại Mỹ, Dan Negrea - Giám đốc cấp cao của Trung tâm Tự do và Thịnh vượng của Hội đồng Đại Tây Dương, Tiến sĩ Ionut Popescu - Trợ lý giáo sư khoa học chính trị Đại học Bang Texas, sĩ quan của Lực lượng Dự bị Hải quân Mỹ - cũng như một số chuyên gia khác.

Trung Quốc kiểm soát 70% năng lực khai thác đất hiếm của thế giới

Theo các chuyên gia, mặc dù Trung Quốc chỉ có khoảng 36% trữ lượng đất hiếm được biết đến trên thế giới, nhưng thông qua một chiến lược có chủ đích mang tính biện pháp rõ ràng, Bắc Kinh hiện kiểm soát hơn 70% năng lực khai thác đất hiếm của thế giới. Thậm chí đáng kể hơn, Trung Quốc kiểm soát gần 90% năng lực chế biến đất hiếm của thế giới.

Chính sách công nghiệp của Bắc Kinh về cơ bản đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi lĩnh vực khai thác và chế biến đất hiếm ở Trung Quốc. Và điều này không chỉ đơn thuần là vì lợi nhuận.

Năm 1992, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: "Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm. Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc chiếm 80% trữ lượng đất hiếm đã được xác định trên toàn cầu. Có thể so sánh tình trạng của trữ lượng này với tình trạng dầu mỏ ở Trung Đông. Nó có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải đảm bảo xử lý tốt vấn đề đất hiếm và tận dụng tối đa lợi thế về tài nguyên đất hiếm của nước ta."

Theo tạp chí National Interest, đó chính xác là những gì Bắc Kinh đã làm. Trong cuộc khủng hoảng Trung Quốc – Nhật Bản về tranh chấp quần đảo Senkaku năm 2010, Bắc Kinh đã giảm đáng kể lượng đất hiếm cung cấp cho Tokyo.

Liza Tobin – chuyên gia về Trung Quốc tại Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhận định, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc sẽ lại áp dụng chiến thuật tương tự trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.

Theo các chuyên gia, tác động nghiêm trọng nhất của việc kiểm soát đất hiếm liên quan đến an ninh quốc gia.

Roger Zakheim - cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc - cảnh báo về sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm rằng: "Về cơ bản, chúng ta đã nhường thị trường đó cho Trung Quốc, và điều đó tác động đến mọi thứ, từ máy bay chiến đấu F-35 đến điện thoại mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống."

Một thứ của hiếm mà Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát phụ thuộc Trung Quốc - Ảnh 2.

Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 70% năng lực khai thác và gần 90% năng lực chế biến đất hiếm của thế giới. Ảnh: National Interest

Tạp chí National Interest dẫn lời các chuyên gia cho biết, trong khi vấn đề về đất hiếm được thừa nhận rộng rãi, phản ứng của Washington vẫn còn yếu ớt và không đầy đủ. Thay vì dẫn đầu bằng các chính sách tích cực để khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường đất hiếm và khả năng chống chịu trong chuỗi cung ứng, Mỹ lại tập trung vào các chính sách công nghiệp mang tính phô trương hơn là giải pháp cụ thể.

Ví dụ, chính quyền Tổng thống Joe Biden năm ngoái đã trao khoản tài trợ trị giá 35 triệu USD cho công ty MP Materials để chế biến đất hiếm tại Mountain Pass, California — mỏ đất hiếm duy nhất ở Mỹ. Nhưng công ty này vẫn bán nguyên liệu đất hiếm của mình cho Trung Quốc để chế biến sâu. Nguyên nhân của việc này là do phần lớn năng lực chế biến sâu đất hiếm là tại Trung Quốc.

Tương tự, Mỹ đã hỗ trợ tập đoàn Lynas của Australia trong việc khai thác và chế biến đất hiếm, nhưng công ty này vẫn lấy nguồn từ Trung Quốc.

Mỹ cần tăng tốc đa dạng hóa các lựa chọn thay thế

Theo các chuyên gia, việc phát triển các cơ sở khai thác và chế biến chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng tốc độ chậm như hiện nay tại Mỹ là không thể chấp nhận được, cần phải tăng tốc đa dạng hóa các lựa chọn thay thế cho các công ty do Trung Quốc kiểm soát.

Cả ngành công nghiệp tư nhân của Mỹ và Bộ Quốc phòng nên dự trữ nguồn cung đất hiếm chưa qua chế biến, sơ chế và chế biến sâu ít nhất trong 3 tháng.

Một thứ của hiếm mà Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát phụ thuộc Trung Quốc - Ảnh 3.

Mỏ đất hiếm tại Mountain Pass, California — mỏ đất hiếm duy nhất ở Mỹ. Ảnh: Mining Technology

Các chuyên gia nhận định, Quốc hội Mỹ cũng cần nới lỏng các quy định về khai thác mỏ của liên bang và sửa đổi Luật Khai thác mỏ năm 1872 để cho phép tăng cường khai thác đất hiếm mà không làm ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn chất lượng không khí và nước...

Cũng theo các chuyên gia, về mặt ngoại giao, Washington cần hợp tác với các đồng minh - bao gồm các thành viên Nhóm Bộ tứ (Australia, Nhật Bản và Ấn Độ), Canada, Mexico và các đối tác ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu - để đa dạng hóa quy trình xử lý đất hiếm.

Theo tạp chí National Interest, công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển gần đây đã phát hiện ra một mỏ đất hiếm lớn, nhưng có thể phải mất cả thập kỷ trước khi các nguyên tố đất hiếm đã qua xử lý đó được tung ra thị trường.

Xem thêm: nhc.969102202423032881-couq-gnurt-couht-uhp-taoht-eht-gnohk-nav-cus-teh-oc-ym-am-meih-auc-uht-tom/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một thứ 'của hiếm' mà Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát phụ thuộc Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools