vĐồng tin tức tài chính 365

Cách nào chấm dứt nợ đóng bảo hiểm xã hội?

2023-03-25 12:48
Người lao động làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, sáng 22-12 - Ảnh: HỮU HẠNH

Người lao động làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, sáng 22-12 - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong đó, nhiều ý kiến quan tâm đến câu chuyện rút BHXH một lần, tính lương BHXH sao cho hợp lý để lương hưu đủ sống và giải pháp chấm dứt tình trạng nợ đóng BHXH.

Việc doanh nghiệp nợ đóng BHXH có một phần trách nhiệm của tập thể, cá nhân quản lý bảo hiểm tại nơi doanh nghiệp đăng ký. Ngoài truy thu tận gốc doanh nghiệp cũng nên kỷ luật những ai liên quan.

Bạn đọc Nguyễn Vinh

Bạn đọc Thanh cho rằng để giải bài toán BHXH thì phải giải một chuỗi nhiều vấn đề liên quan.

Thứ nhất, đó là vấn đề công ăn việc làm khi ngưỡng tuổi tuyển dụng ở nhiều doanh nghiệp tư nhân, nhất là khối đầu tư nước ngoài, giảm xuống chỉ tuyển dưới 35 tuổi, trong khi tuổi về hưu ngày một gia tăng.

Thứ hai, mức chi trả bảo hiểm hiện nay chưa đảm bảo công bằng cho người đóng (không tính mức lạm phát, lũy kế lãi suất...).

Thứ ba, các chính sách BHXH ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân, nhưng giải pháp tháo gỡ khó khăn từ cơ quan quản lý thường áp dụng chậm trễ, quy định vừa có hiệu lực thì đã chậm nhịp nhiều so với đời sống thực tế.

Theo bạn đọc Phan Sửu, "Nhà nước phải làm sao để người lao động có công ăn việc làm đến tuổi nghỉ hưu, khi đó không ai nghỉ để rút BHXH một lần. Việc người lao động quan tâm là tuổi hưu quá dài trong khi các doanh nghiệp sa thải họ khi mới 45 - 50 tuổi, thời gian chờ lương hưu thì quá xa, thu nhập không có thì họ lấy gì để sống, lấy gì để đóng tiếp BHXH?".

Chung nỗi mong mỏi, bạn đọc Nhân bày tỏ: "Cơ quan hữu quan phải tìm cách duy trì được công việc cho người dân, kéo giảm giá cả. Có vậy người lao động đủ ăn đủ mặc, ổn định chỗ ở thì tự nhiên người dân sẽ nghĩ đến tích lũy và duy trì BHXH. Còn cứ chăm chăm nghĩ vào chuyện làm thế nào ngăn cản không cho người dân rút BHXH một lần thì chỉ giải quyết phần ngọn!".

Góp thêm ý kiến, bạn đọc Nguyen Trong cho biết: "Người lao động thấy có lợi cho bản thân thì họ tự động tham gia BHXH, trong khi chính sách ràng buộc quá nhiều, họ thấy bất lợi nên rút ra thôi. Về phía doanh nghiệp cũng bị ràng buộc nhiều và đóng tỉ lệ % cao quá thì tìm cách lách, chậm đóng hoặc không đóng BHXH cho người lao động".

Tuy nhiên, bạn đọc Vinh nói thẳng: "Không thể đẩy hết trách nhiệm cho Nhà nước khi chính bản thân chúng ta lại thỏa thuận riêng với doanh nghiệp để bây giờ được hưởng lương cao rồi than không đủ sống từ lương hưu. Mặt khác cần quy trách nhiệm cho doanh nghiệp, vì họ tự đề xuất phương án đóng BHXH theo lương tối thiểu!".

Nhiều bạn đọc cũng góp ý kiến về đề xuất không lấy ngân sách hoặc tiền lãi đầu tư quỹ BHXH để trả tiền nợ đọng BHXH của doanh nghiệp.

Theo bạn đọc Lê Học, nên dùng tiền phạt chậm đóng BHXH của các doanh nghiệp để hỗ trợ đóng cho người lao động bị nợ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ. Một phần trách nhiệm dẫn đến việc doanh nghiệp trốn và chậm đóng BHXH cũng thuộc về cơ quan chuyên môn phụ trách đã thiếu đôn đốc kiểm tra mới để tình trạng này kéo dài như vậy.

Bạn đọc Thanh Hiếu gợi ý hai phương án sau: Một là lập quỹ BHXH bắt buộc, doanh nghiệp phải đóng trước hằng năm dựa theo số lượng lao động đăng ký sử dụng. Hai là khóa mã số thuế, khóa chữ ký số và hóa đơn của doanh nghiệp nợ BHXH.

CÔNG DŨNG (tổng hợp)

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay để dành?Rút bảo hiểm xã hội một lần hay để dành?

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay để lãnh lương hưu lúc về già? - Câu hỏi hóc búa của nhiều người lao động.

Xem thêm: mth.3591930152303202-ioh-ax-meih-oab-gnod-on-tud-mahc-oan-hcac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách nào chấm dứt nợ đóng bảo hiểm xã hội?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools