CNN đưa tin, quốc gia đông dân nhất Trung Đông đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tiền tệ kỷ lục và lạm phát tồi tệ nhất trong 5 năm, khiến thực phẩm trở nên đắt đỏ đến mức nhiều người Ai Cập không còn đủ khả năng mua gà - loại thực phẩm chính.
Giá thịt gà tăng từ 1,01USD (gần 24.000 VND)/1kg vào năm 2021 lên tới 2,36 USD (hơn 55.000 VND)/kg vào ngày 16.1.
Giá tăng cao đã khiến Viện Dinh dưỡng quốc gia Ai Cập kêu gọi người dân chuyển sang ăn chân gà.
“Bạn đang tìm kiếm các lựa chọn tiết kiệm thay thế thực phẩm giàu protein?”, là nội dung câu hỏi được Viện Dinh dưỡng quốc gia đăng trên một thông báo Facebook, dưới đó gợi ý một số loại thực phẩm từ chân gà đến móng gia súc.
Nhiều người Ai Cập đã vô cùng tức giận khi chính phủ yêu cầu người dân sử dụng các loại thực phẩm vốn là biểu tượng của nghèo đói cùng cực ở nước này. Ở Ai Cập, chân gà được coi là mặt hàng thịt rẻ nhất, phần lớn không coi đó là thực phẩm và thường chỉ được để cho vật nuôi.
Dựa vào nhập khẩu
Nhiều quốc gia đang phải chiến đấu với lạm phát tăng vọt, nhưng Ai Cập là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Theo hãng tin Reuters, chỉ số lạm phát của nước này trong tháng 2 là 31,9%.
Đối với nhiều người, những mặt hàng trước đây là nhu yếu phẩm cơ bản như dầu ăn, phô mai,.. giờ đã trở thành thứ xa xỉ mà họ không thể mua được. Một số sản phẩm đã được bán với giá gấp đôi hoặc gấp 3 trong vòng vài tháng.
"Tôi ăn thịt lợn mỗi tháng một lần, hoặc thậm chí là không ăn nữa. Tôi ăn thịt gà mỗi tuần một lần," Wedad, một bà mẹ ba con ở độ tuổi 60, nói khi đi qua các quầy hàng.
Một phần lý do khiến Ai Cập gặp khó khăn là do nước này phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm nhập khẩu để nuôi sống dân số hơn 100 triệu người, thay vì dựa vào nông nghiệp trong nước.
Ngay cả ngũ cốc để nuôi gà cũng là sản phẩm được nhập khẩu.
Trong năm ngoái, đồng Ai Cập đã mất đi một nửa giá trị so với đồng USD. Vì vậy, việc chính phủ Ai Cập phá giá tiền tệ một lần nữa vào tháng 1/2023 đã đẩy chi phí nhập khẩu các mặt hàng như ngũ cốc tăng mạnh.
Một năm trước, Wedad sống thoải mái với khoản trợ cấp 160 USD (gần 3,8 triệu VND)/ tháng. Cô ấy thậm chí còn tự xếp mình vào tầng lớp trung lưu. Hiện giờ, giống như nhiều người Ai Cập khác, cô ấy phải vật lộn để kiếm sống.
Hôm nay, cô ấy đã gom đủ tiền để mua một ít gà.
Nguyên nhân của những khó khăn
Tổng thống Ai Cập Adbdul Fattah al-Sisi cho rằng, tình trạng hiện tại là sự gia tăng dân số nhanh chóng của nước này, đại dịch Covid-19 và chiến sự ở Ukraine.
Chiến sự ở Ukraine đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Ai Cập. Là nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ 2 thế giới và Nga cũng như Ukraine là 2 nhà cung cấp chính của họ. Khi chiến sự làm gián đoạn xuất khẩu, giá lúa mình đã tăng vọt.
Du khách Nga và Ukraine cũng thường chọn Ai Cập là điểm đến và chiến sự khiến ngành du lịch của nước này thua lỗ.
Những khó khăn của Ai Cập đã khiến nước này phải gửi tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để yêu cầu một gói cứu trợ bốn lần trong sáu năm qua. Gần một nửa doanh thu của tiểu bang dùng để trả các khoản nợ này, chiếm tới 90% GDP.
Các quốc gia vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê-út đã mua tài sản nhà nước và đang hỗ trợ Ai Cập, nhưng cũng thắt chặt các điều kiện đối với các khoản đầu tư tiếp theo.
Cả phương Tây và các nước láng giềng vùng Vịnh đều lo sợ hậu quả nếu như quốc gia đông dân nhất Trung Đông này gặp khủng hoảng.
Những khó khăn kinh tế trong quá khứ đã dẫn đến bạo loạn và những bất ổn chính trị trong quá khứ. Và các chuyên gia nhận định, tình trạng hiện tại cũng đã cho người ta thấy các dấu hiện của sự bất bình đang tăng cao trong công chúng.
"Tôi phải làm gì?"
Đi chợ về, Wedad tỉa đậu xanh và thái cà chua để chuẩn bị cho món fasouliya khadra. Đây là một món ăn truyền thống của Ai Cập.
Cô đang lo lắng cho tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Trong khi hành lễ, mọi người sẽ phải nhịn ăn từ sáng đến tối nhưng cũng có khoảng thời gian để nạp thêm năng lượng từ những giờ ăn bữa ăn thịnh soạn.
"Tôi sẽ phải làm gì? Có lẽ tôi cũng không thể mua được thịt gà".