Tại báo cáo kiểm toán, doanh thu của PVD vẫn giữ nguyên ở mức 5.431,6 tỷ đồng, song giá vốn tăng nhẹ lên 4.854 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm tương ứng xuống 577 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi liên doanh liên kết trong năm cũng giảm gần 3 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, xuống 45 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế của PVD bị điều chỉnh lỗ từ 98,5 tỷ đồng thành lỗ 157,3 tỷ đồng, tương đương lỗ thêm 103 tỷ đồng.
So với năm 2021, doanh thu của Công ty tăng 35,9%, song báo lỗ (cùng kỳ vẫn lãi 29,1 tỷ đồng), chủ yếu do đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu trong năm 2022 tăng so với năm 2021.
Bên cạnh đó, PVD cũng tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan đất liền với 01 giàn hoạt động xuyên suốt trong năm 2022 so với 0,44 giàn trong năm 2021; tăng doanh thu từ giàn thuê trong năm 2022 với 0,67 giàn hoạt động so với 0,26 giàn trong năm 2021.
Tuy nhiên, lợi nhuận giảm do giảm doanh thu và lợi nhuận của các dịch vụ liên quan đến khoan và lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh do khối lượng công việc tại các công ty con và liên doanh giảm. Trong khi đó, Công ty phải tăng chi phí dự phòng phải thu khó đòi và tăng chi phí tài chính do biến động mạnh lãi suất Libor và biến động tỷ giá năm 2022.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 20.704 tỷ đồng, giảm hơn 57 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, PVD sở hữu hơn 2.0028 tỷ đồng tiền mặt, tăng 83,% so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho tăng gần 20%, lên 908,56 tỷ đồng. Song đầu tư tài chính ngắn hạn rút 1.119,6 tỷ đồng về chỉ còn 424,47 tỷ đồng.
Mặt khác, tổng nợ giảm hơn 4,3% xuống còn 6.625,5 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn của PVD lần lượt chiếm 835 tỷ và 2.999 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 27/3, cổ phiếu PVD đang giảm 0,75%, xuống còn 19.900 đồng/CP.