Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) cho biết thỏa thuận bao gồm việc First Citizens mua lại khoảng 72 tỉ USD tài sản của SVB với mức chiết khấu 16,5 tỉ USD.
Trong khi đó, khoảng 90 tỉ USD chứng khoán và tài sản khác của SVB vẫn do FDIC kiểm soát để xử lý.
Ngoài ra, FDIC sẽ nhận được quyền tăng giá cổ phiếu (SAR) đối với cổ phiếu First Citizens BancShares (công ty mẹ của Ngân hàng First Citizens), với giá trị có thể lên tới 500 triệu USD.
"17 chi nhánh trước đây của SVB, Hiệp hội Quốc gia sẽ được mở cửa trở lại với tên gọi First-Citizens Bank & Trust Company từ ngày 27-3-2023", Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của FDIC.
Theo đó, tài khoản tiền gửi của tất cả khách hàng SVB sẽ tự động được đổi sang thành tài khoản của First Citizens.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết First Citizens, có trụ sở chính tại North Carolina (Mỹ), là ngân hàng thương mại lớn thứ 30 tại Mỹ. First Citizens có khoảng 109 tỉ USD tài sản và tổng số tiền gửi là 89,4 tỉ USD.
Việc First Citizens mua lại lượng lớn tài sản của SVB được cho là tín hiệu khả quan đối với ngành ngân hàng Mỹ, đồng thời cho thấy hướng đi của Fed và FDIC trong việc xử lý vụ phá sản lớn này đang đúng hướng.
SVB là ngân hàng Mỹ lớn nhất bị sụp đổ trong vòng một thập kỷ qua. Ngân hàng này lỗ nặng vì bán gấp các chứng khoán trong bối cảnh lãi suất ngày càng tăng, qua đó khiến nhà đầu tư và người gửi tiền lo ngại và rút tiền ồ ạt.
TTCT - "Cậu có biết SVB là cái quái quỷ gì không?" Đó là nội dung một người bạn của tôi ở Úc gửi tin nhắn qua Whatsapp cho một nhóm chat bạn học cũ, đa số là dân làm trong ngành kinh tế - tài chính, vào tối Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 ở Anh.
Xem thêm: mth.69251843172303202-bvs-auc-nas-iat-dsu-it-27-ial-aum-snezitic-tsrif-gnah-nagn/nv.ertiout